Cộng tác viên
Vui lòng gửi toàn bộ bài viết để chúng tôi xem xét về địa chỉ: ipdf@ipdefenseforum.com
Chúng tôi vui lòng được xét duyệt các đề xuất về bài viết tiềm năng. Vui lòng bao gồm một bản tóm tắt ngắn, tên và địa chỉ email của quý vị trong bài gửi cho chúng tôi.
IPDefenseForum.com cung cấp cho Bộ Tư lệnh khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ một kênh để cung cấp thông tin cho các thành viên cấp cao của những lực lượng quân đội nước ngoài và các quan chức quốc phòng và các chuyên gia an ninh, bằng nhiều ngôn ngữ mẹ đẻ của các đối tác của chúng tôi và ở định dạng dễ truy cập, để thảo luận về những vấn đề mà cả hai bên cùng quan tâm và thúc đẩy sự ổn định trong khu vực.
IPDefenseForum.com cũng đóng vai trò là không gian để các cộng tác viên nước ngoài bày tỏ ý kiến về các vấn đề quân sự và an ninh trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Những ý kiến này không nhất thiết đại diện cho các chính sách hay quan điểm của Bộ Tư lệnh này hay bất cứ cơ quan nào khác của Chính phủ Hoa Kỳ.
Ý kiến phản hồi
Để liên hệ với ban biên tập của IPDefenseForum.com, hãy sử dụng tab “Giới thiệu về chúng tôi”(https://ipdefenseforum.com/about-us/).
Đính chính
Để đính chính bất kỳ lỗi nào về dữ kiện thực tế, vui lòng gửi yêu cầu đính chính thông qua liên kết “Giới thiệu về chúng tôi”. Chúng tôi cố gắng đính chính kịp thời các lỗi trong tài liệu được xuất bản bằng hình thức kỹ thuật số hay bản in.
Bảo đảm An ninh Số 49, Ấn bản 2, năm 2024
THIẾU TÁ AFUA O. BOAHEMA-LEE là nhà hoạch định y tế chung thuộc Văn phòng bác sĩ phẫu thuật chỉ huy của Bộ Tư lệnh khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Bà gia nhập Lực lượng Dự bị Quân đội Hoa Kỳ vào năm 2004 với tư cách là chuyên gia thực phẩm và được bổ nhiệm làm sĩ quan Quân đoàn Dịch vụ Y tế vào năm 2009. Bà có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực lập kế hoạch y tế và trong các chiến dịch, hỗ trợ nhân đạo và xây dựng đội ngũ. Bà đã giữ các vị trí lãnh đạo bao gồm chỉ huy, sĩ quan vận hành y tế và chỉ huy nhánh. Bà đã hoàn thành học bổng quân sự tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye ở Hawaii (Daniel K. Inouye Asia-Pacific Center for Security Studies- DKI-APCSS), rồi lấy bằng cử nhân giáo dục sinh học, bằng thạc sĩ quản trị chăm sóc sức khỏe của Đại học Trident cũng như bằng thạc sĩ nghiên cứu quốc phòng và chiến lược của Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ. ết tr刃 Trang 50
TIẾN SĨ DEON CANYON, trưởng khoa kiêm giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye (Daniel K. Inouye Asia-Pacific Center for Security Studies – DKI-APCSS), chuyên về quản lý khủng hoảng, an ninh sinh học, khu vực Quần đảo Thái Bình Dương và chiến thuật chiến tranh vùng xám. Nghiên cứu đa ngành của ông tập trung vào việc tìm hiểu, quản lý, kiểm soát và ngăn chặn các mối đe dọa an ninh phức tạp và năng động thông qua các phương pháp tiếp cận sáng tạo. Ông là tác giả của hơn 240 ấn phẩm trong suốt 29 năm làm việc tại DKI-APCSS và các trường đại học khác của Hoa Kỳ và Úc.
TIẾN SĨ BENJAMIN RYAN là giáo sư về sức khỏe cộng đồng và các sáng kiến toàn cầu tại Đại học Y khoa Thomas F. Frist, Jr. thuộc Đại học Belmont ở Tennessee, với chuyên môn về giảm thiểu rủi ro thiên tai và khả năng phục hồi của cộng đồng. Ông đã hỗ trợ các tổ chức như Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới trong việc giải quyết các thảm họa và bệnh tật, đồng thời phát triển một chương trình giúp hơn 4.000 cộng đồng trên toàn thế giới chuẩn bị sẵn sàng trước các thảm họa. Trước đây ông là phó giáo sư tại DKI-APCSS. ết tr刃 Trang 56
Những chuyển dịch Chiến lược Số 49, Ấn bản 1, năm 2024
TIẾN SĨ (DR. ALFRED OEHLERS) gia nhập Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye vào năm 2007. Trước đây ông là phó giáo sư tại trường Đại học Công nghệ Auckland, New Zealand. Ông có bằng tiến sĩ kinh tế chính trị của Đại học Sydney, tốt nghiệp thạc sĩ và cử nhân kinh tế của Đại học Macquarie, Australia. Chuyên về kinh tế chính trị tăng trưởng và phát triển kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, ông giảng dạy và viết nhiều về một loạt các vấn đề, liên quan đến những thay đổi nhanh chóng của Đông Á và Đông Nam Á cũng như khu vực Quần đảo Thái Bình Dương. Bài viết trên Trang 8
(BRAHMA CHELLANEY) là một chuyên gia phân tích địa chiến lược, học giả, tác giả và nhà bình luận. Ông là giáo sư ngành Nghiên cứu Chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi; một Học giả Richard von Weizsäcker thuộc Học viện Robert Bosch ở Berlin; và là cộng sự của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Cực đoan hóa tại King’s College London. Ông đã từng là thành viên của Nhóm Cố vấn Chính sách do Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ đứng đầu. Trước đó, ông là cố vấn cho Hội đồng An ninh Quốc gia Ấn Độ, là người triệu tập Nhóm An ninh Đối ngoại của Ban Cố vấn An ninh Quốc gia. Bài viết trên Trang 20
TIẾN SĨ (DR. JINGHAO ZHOU) là phó giáo sư chuyên nghiên cứu về Châu Á tại Đại học Hobart and William Smith Colleges, New York. Nghiên cứu của ông tập trung vào hệ tư tưởng, chính trị và tôn giáo của Trung Quốc cũng như mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc. Ông đã viết hàng chục bài đăng trên báo, tạp chí và xuất bản sáu cuốn sách. Cuốn sách mới nhất của ông mang tên “Cuộc cạnh tranh Quyền lực lớn trong bối cảnh Bình thường Mới trong Quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ” (Great Power Competition as the New Normal of China-U.S. Relations) được xuất bản vào năm 2023. Bài viết trên Trang 42
TIẾN SĨ (DR. JENNIFER DABBS SCIUBBA) là cộng tác viên cao cấp (tạm trú) của Trung tâm Hess về Biên giới mới tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế và là thành viên toàn cầu của Trung tâm Wilson. Cả hai trung tâm này đều có trụ sở tại Washington, DC. Ngoài việc viết các bài báo học thuật về chính trị dân số, bà còn là tác giả của cuốn sách “8 tỷ người và còn tiếp tục tăng: Cách Tình dục, Cái chết và Tình trạng Di cư định hình thế giới của chúng ta” (8 Billion and Counting: How Sex, Death, and Migration Shape Our World) và “Khuôn mặt Chiến tranh trong Tương lai: Dân số và An ninh Quốc gia” (The Future Faces of War: Population and National Security). Bà được đào tạo tại Viện Nghiên cứu Nhân khẩu học Max Planck, sau đó làm việc cho Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về các vấn đề nhân khẩu học và môi trường. Bài viết trên Trang 48
TIẾN SĨ (DR. JAKE WALLIS) trước đây từng dẫn dắt chương trình Hoạt động Thông tin và Thông tin sai lệch của Trung tâm Chính sách Mạng Quốc tế của Viện Chính sách Chiến lược Úc (Australian Strategic Policy Institute – ASPI). Tại đây, ông làm việc với các tổ chức chính phủ quốc tế, xã hội dân sự và các nền tảng truyền thông xã hội để chống lại thông tin sai lệch của các tác nhân nhà nước và phi nhà nước. Luận án tiến sĩ của ông đã khám phá cách các nhóm có động cơ chính trị huy động lực lượng trên mạng trực tuyến. Ông đã nghiên cứu việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội của các nhóm cực đoan theo Chương trình Nghiên cứu và Phát triển của Quân đội Úc và đóng góp cho Trung tâm Đổi mới của NATO. Phân tích của ông về các chiến dịch tuyên truyền và thông tin sai lệch quy mô lớn liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã được đăng trên các ấn phẩm trên toàn thế giới. Bài viết trên Trang 52
Khả năng Phục hồi trên Phạm vi Toàn cầu Số 48, Ấn bản 4, năm 2023
TIẾN SĨ (DR. MIEMIE WINN BYRD), là một trung tá quân đội Hoa Kỳ đã nghỉ hưu và hiện nay là giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye ở Hawaii, chuyên về quan hệ Hoa Kỳ-Miến Điện, các nền kinh tế trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, sự phát triển của tổ chức và học tập dành cho người trưởng thành. Công việc của bà tập trung vào các hoạt động dân sự-quân sự, hợp tác liên cơ quan và các chuẩn mực trong kế toán tài chính doanh nghiệp. Bà nhận bằng cử nhân kinh tế và kế toán từ Đại học Claremont McKenna và bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh từ Đại học Hawaii. Bà lấy bằng tiến sĩ về lãnh đạo trong giáo dục từ Đại học Nam California. Bài viết trên Trang 24
TIẾN SĨ (DR. SHIGENORI MISHIMA) là phó ủy viên kiêm giám đốc công nghệ của Cơ quan Mua sắm, Công nghệ & Hậu cần (Acquisition, Technology & Logistics Agency – ATLA) cho Bộ Quốc phòng Nhật Bản. Ông giám sát công tác nghiên cứu và phát triển cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, sự hợp tác về công nghệ và thiết bị quốc tế, và tăng cường công nghệ tiên tiến giữa chính phủ, ngành công nghiệp và giới hàn lâm. Trước đây, ông đã chỉ đạo Bộ phận Chiến lược Công nghệ và Phòng Quản lý Dự án của ATLA. Ông có bằng đại học và thạc sĩ về kiến trúc hải quân của Đại học Tokyo, và bằng tiến sĩ về thủy động lực học của Viện Công nghệ Massachusetts. Bài viết trên Trang 40
Chuyển đổi Năng lực Phòng thủ Số 48, Ấn bản 3, năm 2023
TIẾN SĨ (ARNAB DAS) đã phục vụ hơn 2 thập kỷ trong Hải quân Ấn Độ và là tư lệnh đã nghỉ hưu. Ông đã có bằng tiến sĩ và thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) Delhi với tư cách là sĩ quan đang tại ngũ. Ông là người sáng lập và giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Hàng hải, nơi đang phát triển nhận thức độc đáo về lĩnh vực dưới nước. Ông cũng điều hành công ty Nir Dhwani Technologies là công ty khởi nghiệp cung cấp các giải pháp an ninh hàng hải và hỗ trợ và dịch vụ bảo tồn biển. Ông đã lãnh đạo các dự án nghiên cứu tại IIT Delhi, Đại học Tokyo và Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Âm thanh của Đại học Quốc gia Singapore và cho Hải quân Ấn Độ sau khi nghỉ hưu. Ông đã viết hơn 70 báo cáo, hai chương sách và một cuốn sách. Bài viết trên Trang 24
ĐẠI TÁ (PATRICK HINTON) là học giả thỉnh giảng của Tổng tham mưu trưởng trong Nhóm Nghiên cứu Khoa học Quân sự tại Viện Các quân chủng Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI), một tổ chức nghiên cứu độc lập ở Vương quốc Anh. Ông là một sĩ quan trong Pháo binh Hoàng gia của Quân đội Anh và đã làm việc với các hệ thống phòng không trên mặt đất và các hệ thống không quân điều khiển từ xa. Kể từ khi gia nhập quân đội vào năm 2014, ông đã tổ chức các buổi làm việc bao gồm tư lệnh quân đội, sĩ quan điều hành và phụ tá. Ông có bằng thạc sĩ về quan hệ quốc tế của Đại học Staffordshire và bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của Đại học Warwick. Các chủ đề nghiên cứu của ông bao gồm việc tích hợp các hệ thống từ xa và tự động vào lục quân, cũng như các vấn đề nhân sự quân sự. Bài viết trên Trang 36
GIÁO SƯ (KERRY K. GERSHANECK) là một thành viên của Trụ sở Bộ Chỉ huy Quân sự Tối cao của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Bỉ và là thành viên cao cấp của Quỹ Giảm thiểu Rủi ro Toàn cầu tại Hawaii. Trong thập kỷ qua, ông là học giả thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Chengchi tại Đài Loan, Đại học Thammasat của Thái Lan, Học viện Quân sự Hoàng gia Chulachomklao và Học viện Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Là một cựu sĩ quan Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, ông có nhiều kinh nghiệm hoạt động từ cấp trung đội bộ binh đến Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, với kinh nghiệm chỉ huy và tham mưu trong chiến tranh đặc biệt, phản gián, tình báo, bộ binh, áo giáp và thông tin liên lạc chiến lược. Ông cũng đã làm việc với Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ và tại các đại sứ quán Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương. Bài viết trên Trang 50
Khả năng Răn đe Tích hợp Số 48, Ấn bản 2, năm 2023
CHUẨN TƯỚNG GLENN T. HARRIS là Phó Giám đốc Hoạt động Toàn cầu của Bộ Chỉ huy Chiến lược Hoa Kỳ (USSTRATCOM) tại Căn cứ Không quân Offutt, Nebraska. Ông là người chỉ huy các hoạt động hạt nhân và chịu trách nhiệm về sự sẵn sàng thường ngày của các lực lượng chỉ huy và kiểm soát hạt nhân và lực lượng ngăn chặn chiến lược của Hoa Kỳ. Ông cũng chịu trách nhiệm đồng bộ hóa các thành phần, các hoạt động liên quân và liên minh, và chỉ đạo các lực lượng được chỉ định để đạt được các mục tiêu của USSTRATCOM và của quốc gia.
THIẾU TÁ QUÂN ĐỘI HOA KỲ JOHN YANIKOV là chỉ huy nhánh Hoạt động Hỗ trợ Thông tin Quân sự (MISO) tại Tổng cục Hoạt động Toàn cầu của USSTRATCOM. Là người chỉ huy, ông giám sát việc lập kế hoạch, tích hợp và thực hiện MISO. Vào năm 2007, ông nhận chức vụ trong Quân đội thông qua Đại học Millersville và lấy bằng thạc sĩ về nghiên cứu chiến lược và quốc phòng tại Đại học Texas, El Paso, trong năm 2021. Ông đã phục vụ ở nhiều vị trí khác nhau, bao gồm cả chỉ huy đại đội và sĩ quan hoạt động của tiểu đoàn tại Fort Bragg, North Carolina, thuộc Bộ Tư lệnh Hoạt động Đặc biệt của Quân đội Hoa Kỳ. Bài viết trên Trang 10
THIẾU TÁ BRYAN C. NEAL là một sĩ quan tình báo chiến lược của Quân đội Hoa Kỳ trong Cơ quan Tùy viên Quốc phòng, hỗ trợ các hoạt động của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tại Châu Đại Dương và Philippines. Ông lấy bằng thạc sĩ về tình báo chiến lược, với trọng tâm là Trung Quốc ở Đại học Tình báo Quốc gia năm 2021. Ông là một sĩ quan pháo binh dã chiến ở cấp độ chiến thuật và hoạt động trong một thập kỷ, bao gồm giữ vai trò là một giảng viên hỗ trợ hỏa lực tại Trung tâm Hỏa lực Xuất sắc của Quân đội Hoa Kỳ tại Fort Sill, Oklahoma. Bài viết trên Trang 18
TIẾN SĨ SHALE HOROWITZ là một giáo sư về khoa học chính trị tại Đại học Wisconsin-Milwaukee. Ông đã nghiên cứu về xung đột quốc tế và xung đột sắc tộc, với trọng tâm là khu vực Đông và Nam Á, chính trị của thương mại và tài chính quốc tế, và chính trị của quá trình chuyển đổi thị trường và thay đổi thể chế ở các nước hậu cộng sản và Đông Á. Ông đã tiến hành nghiên cứu ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Đông Âu và Liên Xô cũ. Bài viết trên Trang 34
AIYANA PASCHAL là cán bộ công vụ tại Trung tâm vì sự Xuất sắc trong Quản lý Thiên tai và Hỗ trợ Nhân đạo ở Hawaii. Bà Paschal trước đây là một sĩ quan công vụ thuộc Bộ Tư lệnh Không gian mạng của Hoa Kỳ ở Fort Meade, Maryland. Bà đã phục vụ sáu năm trong Hải quân Hoa Kỳ trong vai trò là một chuyên gia về truyền thông đại chúng, theo học Trường Thông tin Quốc phòng và phục vụ trong nhiều bộ chỉ huy khác nhau, bao gồm trên tàu sân bay USS Nimitz, Cơ quan Kế toán Quốc phòng POW/MIA và Hoạt động Truyền thông Quốc phòng Thái Bình Dương. Bài viết trên Trang 48
PETER CONNOLLY là một chuyên gia về quan hệ quốc tế, an ninh và chiến lược, người gần đây đã hoàn thành luận án của mình tại Đại học Quốc gia Úc. Ông đã phục vụ 33 năm ở cương vị là một sĩ quan bộ binh của Quân đội Úc, bao gồm trong quân chủng hoạt động ở Afghanistan, Quần đảo Solomon, Somalia và Timor-Leste. Ông cũng làm việc tại Tòa nhà Quốc hội Úc và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trước khi giữ chức vụ lãnh đạo về hợp tác quốc tế cho Quân đội Úc và trung tâm nghiên cứu của quân đội. Bài viết trên Trang 56
Chủ quyền Quốc gia Số 48, Ấn bản 1, năm 2023
TIẾN SĨ JOHN HEMMINGS là giám đốc cấp cao của Chương trình Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thuộc Diễn đàn Quốc tế Thái Bình Dương ở Honolulu, Hawaii. Trước đây, ông là phó giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương Daniel K. Inouye, cũng ở Honolulu. Ông là nghiên cứu viên hợp đồng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington và là Nghiên cứu viên James Cooke tại Hội đồng Địa Chiến lược có trụ sở tại London. Ông chuyên về các liên minh và sự cạnh tranh chiến lược của Hoa Kỳ với trọng tâm là chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Bài viết trên Trang 10
CHUẨN TƯỚNG FREDERICK CHOO là tổng tham mưu trưởng – tham mưu liên quân, tổng thanh tra kiêm giám đốc về tính bền vững của Lực lượng Vũ trang Singapore (Singapore Armed Forces – SAF). Ông đã nhập ngũ vào SAF năm 1998 và được đào tạo ở vị trí là một sĩ quan thiết giáp. Các chức vụ trước đây của ông bao gồm chỉ huy, Sư đoàn Singapore 3; chỉ huy, Lữ đoàn Thiết giáp Singapore 8; và sĩ quan chỉ huy, Tiểu đoàn 42 Trung đoàn Thiết giáp Singapore. Ông Choo cũng đã giữ các vị trí trong SAF và Bộ Quốc phòng Singapore, bao gồm phó giám đốc (Chính sách Nhân sự), Bộ phận Nhân sự; trưởng ban Kế hoạch và Chuyển đổi Liên quân; và tổng tham mưu trưởng – ban tham mưu, Bộ Tổng tham mưu Quân đội. Bài viết trên Trang 30
TIẾN SĨ SHAUN NARINE là giáo sư ngành khoa học chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học St. Thomas ở Fredericton, New Brunswick, Canada. Nghiên cứu của ông tập trung vào sự phát triển về thể chế, chính trị và kinh tế của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, với trọng tâm là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Ông đã xuất bản hai cuốn sách và nhiều bài báo về các vấn đề ASEAN. Ông cũng đã xuất bản về các chủ đề liên quan đến chính sách đối ngoại của Canada ở châu Á, châu Âu và Trung Đông. Nghiên cứu hiện tại của ông tập trung vào các vấn đề về quá trình chuyển tiếp quyền lực trong hệ thống quốc tế và ảnh hưởng của các mô hình lý thuyết theo định hướng phương Tây lên các nhà hoạch định chính sách. Bài viết trên Trang 54
Những Mối Đe dọa Bất đối xứng Số 47, Tập 4, 2022
TIẾN SĨ ARTHUR N. TULAK là một giảng viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Georgia Tech và là cố vấn về các hoạt động thông tin cho Bộ Tư lệnh khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ ở Hawaii. Kinh nghiệm quân sự của ông trong vai trò là lãnh đạo cấp điều hành trong Quân đội Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ bao gồm 18 năm là sĩ quan bộ binh và 14 năm trong các hoạt động thông tin trước khi nghỉ hưu với chức vụ đại tá. Ông có bằng tiến sĩ giáo dục của Đại học Nam California và bằng thạc sĩ về quốc phòng và nghiên cứu chiến lược của Đại học bang Missouri và nghệ thuật và khoa học quân sự của Trường Cao đẳng Bộ Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ và Tổng tham mưu. Bài viết trên Trang 8
GREGORY B. POLING là một nghiên cứu viên cao cấp của Chương trình Đông Nam Á và là giám đốc của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS). Ông là một chuyên gia về các tranh chấp ở Biển Đông và tiến hành nghiên cứu về các mối quan hệ đồng minh của Hoa Kỳ, nền dân chủ và quản trị ở Đông Nam Á và an ninh hàng hải trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
TABITHA GRACE MALLORY là người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Viện Đại dương Trung Quốc và là phó giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Henry M. Jackson thuộc Đại học Washington. Bà chuyên về chính sách đối ngoại và môi trường của Trung Quốc, đang tiến hành nghiên cứu về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) và quản trị đại dương toàn cầu và đã xuất bản ấn phẩm về chính sách ngư nghiệp và đại dương của Trung Quốc.
HARRISON PRÉTAT là một cộng sự của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á tại CSIS. Nghiên cứu của ông bao gồm các tranh chấp hàng hải, quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc, tương tác kinh tế quốc tế ở châu Á và các thách thức đối với các thể chế quốc tế trong thế kỷ 21. Bài viết trên Trang 24
BRAHMA CHELLANEY là một chuyên gia phân tích địa chiến lược, học giả, tác giả và nhà bình luận. Ông là giáo sư danh dự ngành Nghiên cứu Chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi; một Học giả Richard von Weizsäcker thuộc Học viện Robert Bosch ở Berlin; và một cộng sự của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Cực đoan hóa tại King’s College London. Ông là tác giả của chín cuốn sách, bao gồm cuốn sách bán chạy nhất trên thị trường quốc tế, “Người Khổng lồ ở Châu Á: Sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản” (“Asian Juggernaut: The Rise of China, India, and Japan”) và những quyển sách đoạt giải thưởng như “Nước: Trận địa Mới của Châu Á” (“Water: Asia’s New Battleground”) được xuất bản bởi Nhà xuất bản Đại học Georgetown, và “Nước, Hòa bình và Chiến tranh: Đối mặt với Cuộc Khủng hoảng Nước Toàn cầu” (“Water, Peace, and War: Confronting the Global Water Crisis”) được xuất bản bởi Rowman & Littlefield. Bài viết trên Trang 30
SAHELI CHATTARAJ là một phó giáo sư ngành Trung Quốc học tại Học viện Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Jamia Millia Islamia, New Delhi. Bà có bằng cử nhân và thạc sĩ về Nghiên cứu Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa Trung Quốc của Đại học Jawaharlal Nehru và bằng Tiến sĩ về Trung Quốc học của Trường Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Jawaharlal Nehru. Các lĩnh vực nghiên cứu của bà bao gồm quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc đương đại, chính trị và quan hệ nhà nước và xã hội ở Trung Quốc, quản trị môi trường ở Trung Quốc và văn học Trung Quốc đương đại. Bài viết nổi bật trên Trang 36