Đông Bắc ÁNhững Khu vực Chung của Thế giới

Sáng kiến không gian Nhật Bản-Hoa Kỳ tập trung vào an ninh quốc gia

Bộ Tư lệnh Hệ thống Không gian Hoa Kỳ

Một thiết bị cảm biến nhận thức miền không gian của Hoa Kỳ, được gắn trên vệ tinh Quasi-Zenith 6 của Nhật Bản, đã được phóng thành công bằng tên lửa H3 của Nhật Bản từ Trung tâm Vũ trụ Tanegashima vào đầu tháng 2 năm 2025. Đây là sáng kiến không gian đầu tiên giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ tập trung vào an ninh quốc gia, đồng thời cũng là lần phóng đầu tiên trong hai lần phóng thuộc Chương trình Thiết bị Cảm biến Gắn trên Vệ tinh Quasi-Zenith (QZSS-HP) của Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA).

Vệ tinh này sẽ được vận hành bởi Đơn vị Mission Delta 2 thuộc Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian Hoa Kỳ, chuyên thực hiện nhiệm vụ nhận thức về miền không gian nhằm xác định, đặc điểm hóa và khai thác các cơ hội cũng như giảm thiểu các điểm yếu trong không gian vũ trụ thay mặt cho Lực lượng Không gian Hoa Kỳ và Bộ Tư lệnh Không gian Hoa Kỳ. Vệ tinh này sẽ cung cấp dữ liệu cho Mạng lưới Giám sát Không gian, giúp Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DOD) nâng cao hiểu biết về quỹ đạo địa tĩnh trên khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Đại tá Lực lượng Không gian Hoa Kỳ Bryon McClain, giám đốc điều hành chương trình Nhận thức về Miền Không gian và Sức mạnh Chiến đấu của Bộ Tư lệnh Hệ thống Không gian, cho biết: “Vụ phóng này đánh dấu một cột mốc lịch sử trong liên minh Hoa Kỳ-Nhật Bản”. “Trong bối cảnh miền không gian ngày càng có nhiều thách thức, sự đóng góp của Nhật Bản vào chiến lược răn đe của Bộ Quốc phòng (DOD) Hoa Kỳ đã, và sẽ tiếp tục, đóng vai trò quan trọng đối với nhận thức và các chiến dịch của Bộ tư lệnh Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Chúng tôi mong muốn tiếp tục hợp tác với Nhật Bản trong hiện đại hóa không gian, chia sẻ dữ liệu, thông tin vệ tinh và nhiều lĩnh vực khác”.

Đại tá Lực lượng Không gian Hoa Kỳ Raj Agrawal, tư lệnh Đơn vị Mission Delta 2, cho biết các cảm biến này sẽ hỗ trợ tích hợp dữ liệu nhận thức miền không gian từ cả nền tảng trên vũ trụ và mặt đất nhằm củng cố hệ thống phòng thủ đa miền chung với các Đồng minh và Đối tác trong khu vực.

Thượng sĩ nhất Jacqueline Sauvé, lãnh đạo cấp cao của Bộ Tư lệnh Hệ thống Không gian, phát biểu khi tham dự sự kiện phóng vệ tinh tại trung tâm vũ trụ Nhật Bản: “Đây chỉ là bước khởi đầu cho những gì chúng ta có thể đạt được cùng với các Đồng minh và Đối tác”.

Các nhóm từ Lực lượng Không gian Hoa Kỳ, Phòng thí nghiệm Lincoln của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Ban Thư ký Chính sách Không gian Quốc gia Nhật Bản (NSPS) và Tập đoàn Mitsubishi Electric đã phối hợp trong hai năm qua để tích hợp và thử nghiệm thiết bị cảm biến đầu tiên cùng vệ tinh chủ.

Các thiết bị cảm biến của Hoa Kỳ do Phòng thí nghiệm Lincoln thuộc MIT tại Lexington, Massachusetts thiết kế và chế tạo, trong khi Mitsubishi Electric chịu trách nhiệm thiết kế và chế tạo các vệ tinh chủ tại Kamakura, Nhật Bản nhằm bổ sung cho hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) của Hoa Kỳ trong khu vực. Hệ thống QZSS-HP được điều khiển thông qua Trung tâm Điều hành Không gian Đa nhiệm/Trung tâm Chỉ huy và Kiểm soát Doanh nghiệp tại Căn cứ Schriever, bang Colorado.

Đại tá Lực lượng Không gian Hoa Kỳ Joe Roth, giám đốc Bộ phận Đổi mới và Nguyên mẫu của Bộ Tư lệnh Hệ thống Không gian, nhấn mạnh: “Cơ sở hạ tầng mặt đất là một yếu tố then chốt đảm bảo thành công cho nhiệm vụ QZSS-HP”. “Đảm bảo hệ thống mặt đất vượt qua kỳ vọng sẽ mở đường cho những cơ hội hợp tác tiếp theo với các … đồng minh của chúng tôi”.

Mối quan hệ đối tác chiến lược giữa NSPS và Lực lượng Không gian Hoa Kỳ bắt nguồn từ một thỏa thuận năm 2020 nhằm cùng triển khai chương trình QZSS-HP. Thiết bị cảm biến thứ hai của chương trình dự kiến sẽ được phóng vào đầu năm tài khóa 2026.

Bộ Tư lệnh Hệ thống Không gian chịu trách nhiệm mua sắm, phát triển và cung cấp các năng lực vững chắc nhằm bảo vệ lợi thế chiến lược của Hoa Kỳ trong không gian. Cơ quan này quản lý ngân sách mua sắm không gian trị giá 390 nghìn tỷ đồng (15,6 tỷ đô la Mỹ) cho Bộ Quốc phòng (DOD), đồng thời hợp tác với các lực lượng liên quân, ngành công nghiệp, cơ quan chính phủ, giới học thuật và tổ chức đồng minh để duy trì lợi thế trước các mối đe dọa mới nổi.

Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian tập trung vào việc phát triển lực lượng không gian sẵn sàng chiến đấu, cung cấp nhân sự và năng lực cho các đơn vị tác chiến, đồng thời thúc đẩy sức mạnh không gian sẵn sàng chiến đấu.

Xin bình luận ở đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Những bài viết liên quan

Back to top button