Đông Nam ÁNhững Khu vực Chung của Thế giới

Philippines tăng tốc hỗ trợ cho ngành công nghiệp quốc phòng trong nước

Maria T. Reyes

Các luật mới và sáng kiến đang thúc đẩy Philippines nỗ lực hướng tới tăng cường khả năng tự lực trong đổi mới và mua sắm quốc phòng.

Sau nhiều năm phụ thuộc vào ngành công nghiệp quốc phòng của các quốc gia khác, Manila đã thông qua Đạo luật Phục hồi Thế trận Quốc phòng Tự lực vào tháng 10 năm 2024 nhằm củng cố ngành quốc phòng trong nước với các ưu đãi như miễn thuế và tài chính hỗ trợ từ chính phủ.

Luật này được thông qua trong bối cảnh Lực lượng Vũ trang Philippines (AFP) tiếp tục tăng cường khả năng của mình giữa những căng thẳng gia tăng với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa), bao gồm các cuộc đối đầu trên biển và các tranh chấp ngoại giao kéo dài. Manila đã phân bổ khoảng 882,4 nghìn tỷ đồng (35 tỷ đô la Mỹ) cho công cuộc hiện đại hóa AFP trong thập kỷ tới.

Đạo luật Phục hồi này sẽ giúp đất nước giảm sự phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng nước ngoài và lợi ích của “các bên thứ ba”, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. cho biết tại buổi lễ ký kết. “Đây là một bước đi hợp lý đối với một quốc gia đang ở trung tâm của những thay đổi và biến động địa chính trị. Cốt lõi của luật này là xây dựng một ngành quốc phòng quốc gia mạnh mẽ và bền vững”, ông nói.

“Chúng tôi sẽ ưu tiên nghiên cứu và phát triển (R&D) để phát triển các hệ thống đáp ứng các yêu cầu đặc thù của chúng tôi [và] giữ vững vị thế trước những mối đe dọa đang tiến hóa, đặc biệt là những mối đe dọa không đối xứng mà các hệ thống truyền thống có thể không hoàn toàn trang bị để giải quyết”, ông Marcos bổ sung thêm.

Ông cho biết chiến lược đằng sau đạo luật này rất rõ ràng: “Bắt đầu bằng việc củng cố nền tảng — nghiên cứu, khả năng sản xuất và sự hỗ trợ thể chế — sau đó xây dựng lên từng bước, từng lớp, cho đến khi chúng ta có một ngành công nghiệp có thể đứng vững và thành công độc lập”.

Vào tháng 12 năm 2024, Bộ Quốc phòng Philippines (DND) thông báo rằng luật này sẽ tập trung vào việc phát triển vũ khí và đạn dược; phương tiện đường bộ, đường biển và đường không; hệ thống truyền thông và giám sát; cùng với các công nghệ mới nổi như máy bay không người lái và công cụ an ninh mạng.

Ngoài việc nâng cao khả năng của Lực lượng Vũ trang Philippines (AFP) trong việc bảo vệ quốc gia và đảm bảo hòa bình, ổn định, các dự án này sẽ tạo ra việc làm tại địa phương trong các lĩnh vực sản xuất, công nghệ và nghiên cứu, đồng thời kích thích nền kinh tế chung, theo DND.

Ông Rommel Jude Ong, một cựu đô đốc Hải quân Philippines, cho biết cuộc xâm lược vô cớ của Nga vào Ukraine và các cuộc xung đột đang diễn ra khác làm nổi bật tầm quan trọng của một ngành công nghiệp trong nước có khả năng hỗ trợ các hoạt động quân sự bền vững.

Philippines có thể lấy Indonesia và Hàn Quốc làm ví dụ trong việc xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng của mình, Ông Ong cho biết trong cuộc phỏng vấn với DIỄN ĐÀN.

“Chính phủ của họ đã đầu tư vào các ngành công nghiệp chủ chốt như sản xuất máy bay và đóng tàu, và đã nâng cao năng lực để tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới. Họ cũng đầu tư vào giáo dục STEM [khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học] cho người lao động và đổi mới thông qua nghiên cứu cũng như phát triển”, ông nói.

“Việc giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng đòi hỏi sự hợp tác giữa chính phủ, các học giả và ngành công nghiệp”, ông Ong lưu ý. “Cuối cùng, ngành công nghiệp quốc phòng phải là một doanh nghiệp có lợi nhuận, đặt mục tiêu vào thị trường toàn cầu hoặc khu vực”.

Một cột mốc quan trọng đã đạt được vào tháng 11 năm 2024 khi Hải quân Philippines hạ thủy phiên bản lắp ráp trong nước của tàu ngăn chặn tấn công nhanh Shaldag hay “Kingfisher” của Công ty đóng tàu Israel theo hợp đồng chuyển giao công nghệ năm 2021.

Bộ Quốc phòng Philippines (DND) đang khám phá các thỏa thuận tương tự với Nhật Bản và các quốc gia khác. Vào tháng 11 năm 2024, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro Jr. và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani đã thảo luận về việc sản xuất chung và chuyển giao công nghệ bên lề cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Lào.

Maria T. Reyes là một cộng tác viên của DIỄN ĐÀN đưa tin từ Manila, Philippines.

Xin bình luận ở đây

Quyền riêng tư của Quý vị rất quan trọng đối với chúng tôi. Nếu Quý vị chọn chia sẻ địa chỉ email, nhân viên DIỄN ĐÀN sẽ chỉ sử dụng phương thức này để liên lạc với Quý vị. Chúng tôi sẽ không chia sẻ hoặc công khai địa chỉ email của Quý vị. Chỉ có tên và trang web của Quý vị sẽ hiển thị trong phần bình luận. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Những bài viết liên quan

Back to top button