Đông Nam ÁNhững Mâu thuẫn / Căng thẳngQuan hệ Đối tác

Malaysia và Hàn Quốc tăng cường hợp tác trong ngành quốc phòng

Reuters

Malaysia và Hàn Quốc đã thống nhất hợp tác cung cấp các khoáng sản quan trọng từ nguồn dự trữ của Malaysia và tăng cường hợp tác trong ngành quốc phòng khi quốc gia Đông Nam Á này tìm cách nâng cấp các máy bay chiến đấu của không quân.

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cũng cam kết hoàn tất một thỏa thuận thương mại tự do vào năm 2025, theo thông báo từ văn phòng của ông Yoon.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim thảo luận tại Seoul, Hàn Quốc vào tháng 11 năm 2024, đồng ý tăng cường hợp tác trong quốc phòng, thương mại và năng lượng.
NGUỒN VIDEO: BERNAMA/REUTERS

Theo một tuyên bố, Seoul đã mời Malaysia tiếp tục quan tâm trong dự án thay thế máy bay chiến đấu hạng nhẹ, sau hợp đồng năm 2023 cung cấp 18 máy bay trị giá 23 nghìn tỷ đồng (920 triệu đô la Mỹ).

Trong tuyên bố chung sau hội nghị thượng đỉnh của hai nhà lãnh đạo tại Seoul vào tháng 11 năm 2024, hai bên cam kết mở rộng phạm vi hợp tác trên nhiều lĩnh vực khi kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Theo Thông tấn xã Yonhap, ông Yoon cho biết: “Tôi hy vọng hợp tác song phương sẽ mở rộng ra ngoài thương mại, đầu tư và giao lưu nhân dân để bao gồm quốc phòng, ngành công nghiệp vũ khí và các lĩnh vực mới nổi, như hydro xanh và các khoáng sản then chốt”.

Ông Anwar xác định các lĩnh vực hợp tác mới, bao gồm trí tuệ nhân tạo và công nghệ số, cùng với an ninh khu vực, ngành công nghiệp quốc phòng và các đối tác kinh tế.

Theo văn phòng của ông Yoon, ông Anwar và ông Yoon nhấn mạnh hợp tác ngành công nghiệp quốc phòng như một “biểu tượng của sự tin tưởng lẫn nhau” theo quan hệ đối tác chiến lược của hai quốc gia và đồng ý thúc đẩy hợp tác trong nghiên cứu và phát triển, cũng như công nghệ quốc phòng.

Hai quốc gia cũng đồng ý thiết lập nền tảng thể chế để hợp tác về biến đổi khí hậu, bao gồm thỏa thuận trước đó về dự án thu giữ và lưu trữ carbon, dự kiến sẽ khởi động vào năm 2029.

Các nhà lãnh đạo bày tỏ lo ngại về sự hợp tác quân sự ngày càng sâu sắc giữa Bắc Triều Tiên và Nga và lên án các vụ phóng tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên.

Họ kêu gọi Bình Nhưỡng kiềm chế các hành động khiêu khích, tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và cam kết “phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược” Bắc Triều Tiên.

Những bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button