Đông Bắc ÁĐông Nam ÁKhu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở / FOIP

Phân tích chiến dịch hung hăng của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy các yêu sách hàng hải bất hợp pháp

Nhân viên DIỄN ĐÀN

Một cuộc tấn công bằng dao và rìu nhắm vào các quân nhân Philippines đang tiếp tế cho một tiền đồn đánh dấu động thái quyền lực hung hăng nhất gần đây của Bắc Kinh ở Biển Đông. Ngày 17 tháng 6 năm 2024, các quân nhân Trung Quốc đã tấn công nhóm tiếp tế Philippines, khiến họ bị thương, cắt đứt thuyền bơm hơi và đánh cắp vũ khí. Vụ tấn công này diễn ra sau một loạt các cuộc đối đầu ngày càng bạo lực trong khu vực.

Tháng 6 năm 2024, các binh lính tàu tuần duyên Trung Quốc đã áp chế các tàu tiếp tế của Philippines gần tàu Sierra Madre, đe dọa quân nhân, tạm thời tịch thu tàu, gây hư hỏng tàu, tịch thu súng trường và các thiết bị khác.
NGUỒN VIDEO: LỰC LƯỢNG VŨ TRANG PHILIPPINES

Các cuộc tấn công, các cuộc tuần tra thường xuyên và việc xây dựng các đảo nhân tạo hỗ trợ các cơ sở quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là một phần trong kế hoạch phối hợp của Bắc Kinh nhằm kiểm soát hoạt động đánh bắt cá, khai thác đáy biển và các tuyến vận tải biển quốc tế ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, thường xuyên nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) được công nhận quốc tế của các nước khác. Các vùng biển này là nguồn cá phong phú, có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản dồi dào, đồng thời cung cấp các tuyến đường biển quan trọng đối với vận tải thương mại và quân sự. Theo Reuters đưa tin vào tháng 7 năm 2024, riêng Biển Đông là tuyến đường vận chuyển hơn 76,37 triệu tỷ đồng (3 nghìn tỷ đô la Mỹ) hàng hóa mỗi năm.

Để hỗ trợ một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở, các quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có cùng chí hướng đã đáp trả sự gây hấn của Bắc Kinh bằng các liên minh an ninh. Không chỉ các Đồng minh lâu năm như Philippines và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác, mà các nhóm như Úc, Nhật Bản và Philippines cũng đang củng cố hợp tác quốc phòng.

Năm 2016, một tòa án quốc tế tại La Haye đã bác bỏ yêu sách chủ quyền rộng lớn của chính phủ Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông, phán quyết rằng nó không có cơ sở pháp lý. Phán quyết cũng khiển trách hành vi của ĐCSTQ ở Biển Đông, bao gồm cả việc xây dựng các đảo nhân tạo trong khu vực và ở vùng biển Philippines. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã phớt lờ phán quyết và vẫn tiếp tục các tuyên bố bất hợp pháp của mình.

Vị thế của ĐCSTQ càng trầm trọng thêm bởi lập trường của họ cho rằng đảo Đài Loan tự trị, ngăn cách hai vùng biển, là một phần của Trung Quốc và phải thống nhất với lục địa, bằng vũ lực nếu cần thiết. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc liên tục tổ chức các cuộc tập trận quân sự ngoài khơi bờ biển Đài Loan đồng thời phủ ngập thông tin sai lệch và đe dọa người dân trên đảo.

Trong khi đó, kể từ đầu năm 2023, các tàu tuần duyên Trung Quốc đã quấy rối ngư dân Philippines, đâm, chặn và bắn vòi rồng vào các tàu vận chuyển thực phẩm và các vật tư khác cho một số ít binh sĩ đóng quân trên Sierra Madre, một tàu của Hải quân Philippines được chủ động cho mắc cạn vào năm 1999 tại Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Đài Á Châu Tự Do đưa tin, kể từ một cuộc tấn công đặc biệt bạo lực vào ngày 17 tháng 6 năm 2024, ĐCSTQ đã củng cố tuyên bố sai sự thật của mình đối với các thực thể trên biển bằng các cuộc tuần tra của hạm đội dân quân hàng hải và tàu tuần duyên lớn nhất của nước này.

Biển Đông, biển Hoa Đông và các đảo tranh chấp
Minh họa của DIỄN ĐÀN

Trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở Biển Đông, ĐCSTQ đã chất cát nạo vét lên các thực thể hiện có để tạo ra các hòn đảo, xây dựng các cảng và lắp đặt các cấu trúc quân sự và đường băng. Theo báo cáo của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, một tổ chức nghiên cứu tại Hoa Kỳ, Bắc Kinh có 20 tiền đồn ở quần đảo Hoàng Sa và 7 tiền đồn ở quần đảo Trường Sa vào tháng 6 năm 2024. Quốc gia này cũng tuyên bố chủ quyền đối với Bãi Cạn Scarborough ở Biển Đông và quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông.

Các yêu sách bành trướng của ĐCSTQ trùng lặp với tuyên bố lãnh thổ của Brunei, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam. Theo báo cáo năm 2021 của Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế có trụ sở tại Brussels, khi một giàn khoan dầu Trung Quốc xuất hiện trong EEZ của Việt Nam vào năm 2014, nó đã kích động các cuộc bạo loạn chống ĐCSTQ gây chết người ở các thành phố của Việt Nam. Tổ chức này cho biết thêm, Bắc Kinh được cho là đã đe dọa sẽ tấn công các tiền đồn của Hà Nội ở quần đảo Trường Sa vào năm 2017 nếu Việt Nam không ngừng khoan trên một phần thềm lục địa chồng lấn với các yêu sách lãnh thổ không rõ ràng của ĐCSTQ.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản và Trung Quốc đã nhiều lần đụng độ về quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý, mà Bắc Kinh gọi là quần đảo Điếu Ngư. Cả hai quốc gia đều tuyên bố chủ quyền đối với tám hòn đảo nhỏ và đá không có người ở.

Indonesia, với một ngư trường phát triển mạnh và các mỏ dầu khí có khả năng sinh lợi trong EEZ của mình, đang theo dõi các tàu tuần duyên Trung Quốc xuất hiện ở một phần Biển Đông mà người Indonesia gọi là Biển Bắc Natuna. Jakarta và Bắc Kinh đã nhiều lần xung đột về quyền đánh bắt cá và khoáng sản trong EEZ của Indonesia.

Trong khi đó, việc áp dụng bộ quy tắc ứng xử được chờ đợi từ lâu đối với Biển Đông vẫn bị trì hoãn. Các cuộc đàm phán bắt đầu vào năm 2002. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã thúc đẩy một thỏa thuận như vậy, nhưng các nhà phân tích nói rằng các nhà lãnh đạo ĐCSTQ sẽ không chấp nhận một biện pháp hạn chế các yêu sách lãnh thổ sâu rộng của họ.

Xin bình luận ở đây

Quyền riêng tư của Quý vị rất quan trọng đối với chúng tôi. Nếu Quý vị chọn chia sẻ địa chỉ email, nhân viên DIỄN ĐÀN sẽ chỉ sử dụng phương thức này để liên lạc với Quý vị. Chúng tôi sẽ không chia sẻ hoặc công khai địa chỉ email của Quý vị. Chỉ có tên và trang web của Quý vị sẽ hiển thị trong phần bình luận. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Những bài viết liên quan

Back to top button