Đông Bắc ÁTình trạng Gia tăng Vũ khí

Quan hệ đối tác giữa Bắc Triều Tiên và CHND Trung Hoa được xây dựng trên nền tảng không ổn định

Nhân viên DIỄN ĐÀN

Bất kể thông báo của Bắc Triều Tiên và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) rằng năm 2024 sẽ là một năm của tình bạn giữa hai quốc gia, hành vi không ổn định của Bình Nhưỡng, các chương trình hạt nhân và tên lửa bị cấm, cũng như sự gia tăng mối quan hệ với Nga đã phủ bóng đen lên mối quan hệ giữa Bắc Triều Tiên và Bắc Kinh.

Các nhà phân tích cho rằng Moscow và Bình Nhưỡng có thể đã hành động mà không có sự tham gia của CHND Trung Hoa trong việc trao đổi vũ khí Bắc Triều Tiên lấy công nghệ quân sự của Nga — một sự vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mà Nga và CHND Trung Hoa đã bỏ phiếu để thực hiện.

“Bây giờ khi Nga sẵn lòng cung cấp những lợi thế mà Trung Quốc không thể, Bình Nhưỡng đang hướng gần hơn về Moscow, và Bắc Kinh đã mất đi sức ảnh hưởng đáng kể”. Bà Oriana Skylar Mastro, tác giả của cuốn sách sắp xuất bản “Người mới nổi: Làm thế nào Trung Quốc trở thành một cường quốc “, cho biết trong bài viết cho tạp chí Foreign Affairs.

Bà Mastro lập luận rằng trong khi chế độ Kim Jong Un của Bắc Triều Tiên phụ thuộc vào CHND Trung Hoa trong hơn 90% xuất nhập khẩu, Kim Jong-un có lịch sử không quan tâm đến sở thích của nhà hảo tâm. Các ví dụ rõ ràng nhất bao gồm việc ông phớt lờ yêu cầu của CHND Trung Hoa rằng phải ngừng các vụ thử vũ khí làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Bà Mastro viết vào tháng 2 năm 2024: “Sự hỗ trợ của Nga mang lại cho Bình Nhưỡng một bàn tay mạnh mẽ hơn để có thể hành động cản trở tham vọng khu vực và toàn cầu của Bắc Kinh”.

CHND Trung Hoa tự mô tả mình là một lực lượng đảm bảo ổn định. Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị tuyên bố tại Hội nghị An ninh Munich tháng 2 năm 2024 rằng Bắc Kinh là một “quốc gia lớn có trách nhiệm” đóng vai trò xây dựng trong một thế giới hỗn loạn.

Tuy nhiên, mối quan hệ đối tác Bắc Triều Tiên-Nga đã khuyến khích Kim Jong-un, khiến CHND Trung Hoa không thể thuyết phục một Bình Nhưỡng hiếu chiến nối lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa hoặc quay lưng lại với việc thử vũ khí khiêu khích.

Bắc Triều Tiên cũng tạo nên một tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh cho Bắc Kinh. Gần đây nhất là vào năm 2017, CHND Trung Hoa đã phản ứng với vụ phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên và các mối đe dọa phát triển vũ khí đạn đạo liên lục địa bằng cách cắt đứt xuất khẩu than theo lệnh trừng phạt lúc đó của Liên Hợp Quốc. Bình Nhưỡng đã đáp trả bằng những lời chỉ trích công khai hiếm hoi đối với CHND Trung Hoa.

Trong một cuộc tập trận quân sự, Bắc Triều Tiên cũng đã bắn bốn tên lửa vào Biển Nhật Bản trong Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc của Trung Quốc, thời điểm có thể đã khiến các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tức giận. Tiến sĩ Bruce Bennett, một nhà nghiên cứu quốc phòng của Rand Corp, đã lập luận rằng các vụ phóng là minh chứng cho khả năng đe dọa CHND Trung Hoa của Bắc Triều Tiên.

Ông Bennett cho biết CHND Trung Hoa đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa và radar để chống lại các mối đe dọa tiềm tàng từ bán đảo Triều Tiên. Ông nói: “Vào thời điểm đó, không quốc gia nào khác ngoài Bắc Triều Tiên ra, có thể đã phóng tên lửa đạn đạo mà cần thiết phải có một hệ thống phòng thủ như vậy ở phía đông bắc của Trung Quốc?”

Cùng năm đó, tờ Thời báo Hoàn cầu, một cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ, cảnh báo rằng, mặc dù có một Hiệp ước Phòng thủ Tương hỗ được ký kết vào năm 1961, CHND Trung Hoa sẽ không viện trợ cho Bắc Triều Tiên nếu các vụ phóng tên lửa của nước này khiến Hoa Kỳ trả đũa.

Mối quan hệ Bắc Triều Tiên-Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng bị cản trở bởi các tranh chấp lãnh thổ, mà Bắc Kinh có với gần như mọi nước láng giềng. Chuyên gia quan hệ quốc tế J. Berkshire Miller đã viết cho tạp chí The Diplomat rằng Thỏa thuận biên giới năm 1962 của họ đã không phân định rõ ràng các đường biên giới. Ông Miller nói rằng việc phát triển của CHND Trung Hoa trên núi Baekdu – nơi nằm giữa lãnh thổ biên giới được coi là linh thiêng trên toàn bán đảo Triều Tiên cũng như trong cộng đồng người Trung Quốc – đã gây ra các phàn nàn rằng Bắc Kinh có ý định mở rộng quyền lợi tại khu vực này.

Tạp chí tin tức Nikkei Asia đưa tin rằng căng thẳng cũng tồn tại ở biên giới phía bắc của Bắc Triều Tiên, nơi chia cắt CHND Trung Hoa khỏi Biển Nhật Bản — và Bắc Triều Tiên đã cấm các tàu chiến Trung Quốc cập cảng dọc theo bờ biển phía đông quan trọng chiến lược của nước này.

Đối với Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, khả năng sẽ có một năm hữu nghị sau hàng thập kỷ của sự không tin cậy đang giảm dần.

Xin bình luận ở đây

Quyền riêng tư của Quý vị rất quan trọng đối với chúng tôi. Nếu Quý vị chọn chia sẻ địa chỉ email, nhân viên DIỄN ĐÀN sẽ chỉ sử dụng phương thức này để liên lạc với Quý vị. Chúng tôi sẽ không chia sẻ hoặc công khai địa chỉ email của Quý vị. Chỉ có tên và trang web của Quý vị sẽ hiển thị trong phần bình luận. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Những bài viết liên quan

Back to top button