Tổng thống Marcos Jr. của Philippines thúc đẩy mối quan hệ an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Nhân viên DIỄN ĐÀN
Vào giữa tháng 11 năm 2023, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. cho biết rằng hợp tác với các đồng minh và đối tác Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đặc biệt là Hoa Kỳ, ngày càng quan trọng khi Philippines phải đối mặt với các cuộc xâm nhập “ngày càng gần” bờ biển của mình.
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á – Thái Bình Dương Daniel K. Inouye ở Honolulu, Hawaii, Tổng thống Marcos Jr. cho biết tình hình “đã trở nên nghiêm trọng hơn”. Tiến trình về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) đã chậm lại, vì vậy Manila đang phát triển các giao thức riêng trong khi tìm kiếm các thỏa thuận song phương với các quốc gia như Malaysia và Việt Nam mà cũng đang có tranh chấp lãnh thổ trên biển.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, bao gồm cả lãnh thổ trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines, mặc dù tòa án quốc tế đã xác định vào năm 2016 rằng tuyên bố này là không hợp lệ. Bắc Kinh đã phớt lờ phán quyết, tiếp tục quấy rối các ngư dân và quân nhân Philippines trong khu vực. Không đề cập đến CHND Trung Hoa, Tổng thống Marcos Jr. cho biết “các chiến thuật cưỡng chế và các cuộc diễn tập nguy hiểm” của lực lượng bảo vệ bờ biển và dân quân hàng hải nước ngoài đang “khiến cuộc sống của người dân mình gặp nguy hiểm.”
Tổng thống nói: “Căng thẳng đang gia tăng”, bổ sung rằng Philippines phải nâng cao quan hệ đối tác và nguồn lực để đáp ứng các mục tiêu chung. “Philippines sẽ không trao một inch vuông lãnh thổ nào của mình cho bất kỳ cường quốc nước ngoài nào.”
Tổng thống cho biết liên minh không thể phá vỡ của Manila với Hoa Kỳ, đối tác hiệp ước quốc phòng trong hơn 72 năm, vẫn là quan hệ đối tác nền tảng của Philippines. Ông Marcos Jr. nói rằng các lực lượng vũ trang của các quốc gia tiếp tục tăng cường sự phối hợp và các khả năng “khi đối mặt với những thách thức ngày càng tăng trong khu vực và toàn cầu đối với an ninh của họ”.
Honolulu là chặng cuối cùng trong chuyến thăm ba thành phố của Hoa Kỳ kéo dài sáu ngày của Tổng thống Marcos Jr.. Chuyến thăm diễn ra sau khi ông tham gia hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương tại San Francisco, California. Theo tờ báo Manila Times đưa tin, ông Marcos Jr. phát biểu tại cuộc họp với các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế khu vực: “Chúng ta cần đẩy nhanh các nỗ lực để giải quyết các vấn đề cơ cấu và chính sách với quan điểm cho phép phục hồi và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng một cách bền vững, tạo việc làm, thu hút mọi người vào nền kinh tế chính thống, và giảm nghèo và bất bình đẳng”.
Tại Honolulu, ông Marcos Jr. nhấn mạnh một hiệp ước được ký kết với Hoa Kỳ bên lề hội nghị thượng đỉnh mà sẽ giúp đảm bảo cung cấp năng lượng hạt nhân “giá cả phải chăng, đáng tin cậy và bền vững” cho Philippines. Vào giữa tháng 11 tờ báo Honolulu Star-Advertiser đưa tin rằng Manila đặt mục tiêu giảm 75% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 và năng lượng hạt nhân sẽ giúp họ đạt được mục tiêu đó.
Tại Hawaii, Tổng thống Marcos Jr. đã gặp gỡ với các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao của Hoa Kỳ bao gồm Đô đốc John Aquilino, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Họ đã thảo luận về các hành động gây hấn của CHND Trung Hoa xung quanh Đài Loan tự trị và trong EEZ của Philippines. Một ngày sau bài phát biểu của ông Marcos Jr., quân đội Philippines và Hoa Kỳ đã công bố các cuộc tuần tra chung trên không và trên biển mà dự kiến bắt đầu từ Mavulis, hòn đảo cực bắc của Philippines, cách Đài Loan khoảng 100 km.
Vào tháng 4 năm 2023 các đồng minh đã tổ chức cuộc tập trận quân sự lớn nhất trong nhiều thập kỷ.
Ông Marcos Jr. nói về “những thách thức và cơ hội quan trọng”, bao gồm vũ khí hạt nhân, công nghệ quân sự trong không gian và biến đổi khí hậu, cũng như sự cần thiết phải thúc đẩy an ninh kinh tế thông qua quan hệ đối tác giữa khu vực công và tư cũng như các dự án của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Tổng thống Marcos Jr. cho biết không gian mạng và các sáng kiến phát triển nhanh chóng khác như trí tuệ nhân tạo mang lại lợi ích và rủi ro, nhấn mạnh rằng công nghệ có thể cung cấp các giải pháp nếu được áp dụng đúng cách.
“Philippines sẽ tiếp tục là một nước láng giềng và đối tác tham gia và có trách nhiệm,” ông Marcos Jr. nói, “luôn tìm cách hợp tác với mục tiêu cuối cùng là kết quả cùng có lợi, cụ thể là hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.”