Đông Bắc ÁNhững Khu vực Chung của Thế giớiNhững Mâu thuẫn / Căng thẳng

Chương trình OBOR biến CHND Trung Hoa thành kẻ thu nợ lớn nhất thế giới

Nhân viên DIỄN ĐÀN

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) — nền kinh tế lớn thứ hai thế giới — hiện là nguồn nợ quốc tế lớn nhất thế giới, theo một báo cáo mới từ AidData, phòng thí nghiệm nghiên cứu có trụ sở tại Hoa Kỳ.

Theo tính toán của AidData, hơn nửa số khoản vay mà Bắc Kinh thực hiện theo chương trình cơ sở hạ tầng Một vành đai, một con đường (One Belt, One Road – OBOR) đã bước vào thời kỳ trả nợ chính vào thời điểm lãi suất toàn cầu tăng mạnh, làm tăng thêm gánh nặng nợ chung của các quốc gia đang gặp khó khăn về tiền mặt với các khoản vay lãi suất có thể điều chỉnh. Ngoài ra, khoảng 75% các khoản vay của CHND Trung Hoa ở các nước đang phát triển là dành cho các quốc gia gặp khó khăn về tài chính, theo báo cáo này.

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra mắt OBOR vào năm 2013 với mục đích xây dựng một “cộng đồng rộng lớn các lợi ích chung” trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và Châu Âu, thông qua các dự án bao gồm cảng, đường xá, nhà máy điện và cơ sở hạ tầng khác. Kể từ đó, Bắc Kinh đã cung cấp hơn 32 triệu tỷ đồng (1,34 nghìn tỷ đô la Mỹ) trong các khoản vay và viện trợ không hoàn lại cho gần 21.000 dự án ở 165 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, hầu hết trong số đó là theo sáng kiến OBOR.

Nhiều quốc gia đang phải vật lộn để trả nợ, khi Bắc Kinh chi hàng triệu tỷ đồng (hàng ngàn tỷ đô la Mỹ) cho các khoản vay cứu trợ. Theo AidData, CHND Trung Hoa “đang ngày càng hành xử như nhà quản lý khủng hoảng quốc tế” và đã tạo ra mạng lưới an toàn cho các quốc gia gặp khó khăn về tài chính khi tham gia dự án OBOR.

Bắc Kinh đang vật lộn để giảm rủi ro. Các chủ nợ Trung Quốc đã giảm số lượng các khoản vay cho các dự án cơ sở hạ tầng từ 60% danh mục đầu tư vào năm 2015 xuống còn khoảng 30% vào năm 2021, trong đó các khoản cho vay khẩn cấp hiện chiếm gần 60%. Các chủ nợ cũng đã áp dụng các hình phạt mạnh tay hơn đối với các khoản trả nợ chậm, tăng hơn gấp đôi lãi suất phạt tối đa từ 3% lên 8,7%, theo AidData, cơ quan có trụ sở tại trường đại học William & Mary ở Virginia. Ông Tập Cận Bình đã cố gắng đổi thương hiệu OBOR khi nguồn hỗ trợ cho chương trình này đã suy yếu. Thương hiệu mới là thúc đẩy các dự án “nhỏ hơn, xanh hơn” bao gồm các nền tảng tài chính kỹ thuật số và thương mại điện tử.

Ông Bradley Parks, giám đốc điều hành của AidData, nói với tờ báo The Guardian: “Bắc Kinh đang cố gắng tìm chỗ đứng của mình với tư cách là kẻ thu nợ chính thức lớn nhất thế giới vào thời điểm mà nhiều quốc gia vay lớn nhất của Trung Quốc không có khả năng thanh toán hoặc mất khả năng thanh toán.” “Và những kẻ thu nợ thì không được xã hội yêu quý”.

Ngoài khoản nợ không thể quản lý mà các quốc gia phải gánh chịu khi kết thúc các dự án OBOR, các nhà quan sát cũng chỉ ra chiến lược của CHND Trung Hoa cung cấp các hợp đồng không đấu thầu với các công ty nhà nước, khiến bên nhận phải chịu rủi ro tài chính và môi trường và chi phí tăng cao. Vào năm 2017, Sri Lanka đã chuyển giao cảng Hambantota, trên bờ biển phía nam của nước này, cho CHND Trung Hoa theo một hợp đồng cho thuê 99 năm. Thỏa thuận này đã xóa khoản nợ khoảng 24 nghìn tỷ đồng (1 tỷ đô la Mỹ) của Sri Lanka nhưng lại làm dấy lên lo ngại rằng động thái này có thể tạo ra một căn cứ quân sự của Trung Quốc trên quốc đảo này.

AidData trích dẫn việc Gallup World Poll giảm xếp hạng phê duyệt của CHND Trung Hoa trong số các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, giảm từ 56% năm 2019 xuống 40% vào năm 2021. Một số quốc gia đã hủy bỏ các dự án OBOR. Vào tháng 10 năm 2023, Philippines đã bỏ kế hoạch xây dựng ba tuyến đường sắt từ nguồn tài trợ của CHND Trung Hoa, thay vào đó tìm đến Ấn Độ và Nhật Bản để xin tài trợ. Vào giữa năm 2023, Ý tuyên bố sẽ từ bỏ OBOR.

Trong khi đó, kể từ khi thành lập vào năm 2018, Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và các đối tác quốc tế đã cung cấp 984 nghìn tỷ đồng (41 tỷ đô la Mỹ) tài trợ trên toàn cầu, bao gồm cam kết gần đây trị giá 1,2 nghìn tỷ đồng (500 triệu đô la Mỹ) để hỗ trợ phát triển cảng container nước sâu tại Cảng Colombo, Sri Lanka.

Những bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button