Chiến Lược Công Nghệ Quốc Phòng Của Nhật Bản
Quốc Gia Có Kế Hoạch Thu Nhận, Kết Hợp Các Công Nghệ Tiên Tiến
Tiến sĩ Shigenori Mishima
Tiến sĩ Shigenori Mishima, Phó ủy viên kiêm giám đốc công nghệ của Cơ quan Mua sắm, Công nghệ & Hậu cần của Nhật Bản (ATLA), đã có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị Khoa học & Công nghệ Hoạt động Thái Bình Dương ở Honolulu, Hawaii, vào tháng 3 năm 2023. Ông Mishima đã thảo luận về vai trò và chiến lược an ninh và quốc phòng của ATLA do Nhật Bản công bố vào tháng 12 năm 2022. Nhận xét của ông đã được chỉnh sửa để phù hợp với DIỄN ĐÀN.
ATLA là một tổ chức bên ngoài của Bộ Quốc phòng Nhật Bản (JMOD). ATLA được thành lập vào năm 2015 và có khoảng 1.800 nhân viên. Các nhiệm vụ của ATLA được chia thành bốn loại. Thứ nhất, đảm bảo tính ưu việt về công nghệ và đáp ứng nhu cầu hoạt động một cách thông suốt và nhanh chóng. Thứ hai, để mua được thiết bị quốc phòng một cách hiệu quả. Đây là chức năng quản lý dự án từ cái nôi đến nấm mồ, từ nghiên cứu khái niệm, nghiên cứu và phát triển [R&D], mua sắm và duy trì hoạt động, cho đến xử lý. Thứ ba, tăng cường hợp tác thiết bị và công nghệ quốc phòng. Điều này bao gồm hợp tác với ngành công nghiệp trong nước, chính phủ và học viện, cũng như với các đối tác quốc tế. Và thứ tư, duy trì và tăng cường các cơ sở sản xuất và công nghệ quốc phòng.
Các cơ sở sản xuất và công nghệ quốc phòng là một phần không thể thiếu trong khả năng phòng thủ, và việc củng cố chúng là điều cần thiết.
ATLA có năm bộ phận phát triển hệ thống, cộng với Bộ phận Thiết kế Tàu Hải quân. Ngoài ra, ATLA có bốn trung tâm nghiên cứu cho các hệ thống mặt đất, hàng không, hải quân và thế hệ tiếp theo, và ba trung tâm thử nghiệm.
Môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản ngày càng trở nên nghiêm trọng và thay đổi với tốc độ chưa từng có, với các nước láng giềng tăng cường khả năng quân sự của họ. Những thay đổi đơn phương đối với hiện trạng bằng vũ lực thể hiện những thách thức đáng kể đối với trật tự quốc tế tự do và rộng mở. Sự hung hăng của Nga đối với Ukraine đã cho thấy điều này một cách trắng trợn nhất. Cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt với thử thách lớn nhất sau chiến tranh [Thế chiến II] và đã bước vào một kỷ nguyên khủng hoảng mới. Trong khi đó, những tiến bộ nhanh chóng trong khoa học và công nghệ đang thay đổi cơ bản mô hình an ninh.
Với những yếu tố này, Nhật Bản đã công bố ba tài liệu chiến lược vào ngày 16 tháng 12 năm 2022. Chúng bao gồm bản sửa đổi đầu tiên của Chiến lược An ninh Quốc gia, mà ban đầu được công bố vào năm 2013. Theo tài liệu cấp cao này, Chiến lược Quốc phòng và Chương trình Xây dựng Quốc phòng xác định các mục tiêu và phương tiện phòng thủ.
Các chi tiết Chiến lược
Mặc dù tiêu đề của các tài liệu này là mới, nhưng chúng được xây dựng để thay thế Hướng dẫn Chương trình Quốc phòng Quốc gia và Chương trình Quốc phòng Trung hạn mà đã được công bố vào năm 2018.
Chiến lược An ninh Quốc gia đưa ra các chiến lược an ninh của Nhật Bản trong khung thời gian 10 năm. Việc sửa đổi tài liệu này đánh dấu sự thay đổi đáng kể nhất trong chính sách an ninh của Nhật Bản kể từ Thế chiến II. Các biện pháp trong tương lai bao gồm tiến hành ngoại giao theo tầm nhìn về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở, tăng cường cơ bản khả năng phòng thủ như năng lực phản công và thúc đẩy các chính sách an ninh kinh tế. Để thực hiện việc tăng cường cơ bản khả năng quốc phòng và các sáng kiến bổ sung, Nhật Bản sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để làm cho mức ngân sách quốc phòng của Nhật Bản đạt 2% tổng sản phẩm quốc nội hiện tại trước năm tài chính 2027.
Chiến lược Quốc phòng đề ra các mục tiêu quốc phòng trong hơn 10 năm và trình bày các phương pháp và phương tiện để đạt được các mục tiêu này. Cụ thể, Chiến lược thiết lập các chính sách để củng cố khả năng phòng thủ, bao gồm bảy biện pháp phòng thủ quan trọng, để tăng cường vị thế phòng thủ của toàn bộ đất nước cùng với các đồng minh và đối tác.
Chương trình Xây dựng Quốc phòng cho thấy mức độ phòng thủ mà Nhật Bản nên sở hữu và là một kế hoạch phát triển trung và dài hạn để đạt được mức độ đó, mô tả cấu trúc của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trong 5 đến 10 năm. Chương trình cũng chỉ ra số lượng thiết bị cần thiết cho nhiệm vụ và tổng chi phí trong 5 năm tới — khoảng 7,8 triệu tỷ đồng (tương đương 43 nghìn tỷ yên, hoặc hơn 320 tỷ đô la Mỹ), lớn hơn 1,6 lần so với mức phân bổ trong 5 năm trước.
Trong Chiến lược Quốc phòng, có ba mục tiêu quốc phòng và ba cách tiếp cận để đạt được chúng. Các mục tiêu là:
Tạo ra một môi trường an ninh mà không chấp nhận sự thay đổi hiện trạng bằng vũ lực một cách đơn phương.
Ngăn chặn và ứng phó với những thay đổi đơn phương và nỗ lực thay đổi hiện trạng bằng vũ lực thông qua hợp tác với các đồng minh và các quốc gia cùng chí hướng và kiểm soát tình hình ở giai đoạn đầu.
Nếu một cuộc xâm lược Nhật Bản xảy ra, làm gián đoạn và đánh bại cuộc tấn công trong khi chịu trách nhiệm chính trong việc đối phó với cuộc xâm lược và nhận được sự hỗ trợ từ các đồng minh.
Ba cách tiếp cận để đạt được các mục tiêu quốc phòng của Nhật Bản là:
Củng cố kiến trúc quốc phòng của Nhật Bản.
Tăng cường khả năng răn đe và phản ứng chung của liên minh Nhật Bản – Hoa Kỳ.
Tăng cường hợp tác với các quốc gia có cùng chí hướng và những nước mà Nhật Bản hợp tác để duy trì và củng cố một trật tự quốc tế tự do và rộng mở.
Chiến lược Quốc phòng xác định bảy lĩnh vực là các chức năng và khả năng cần thiết để ứng phó với các phương thức chiến tranh mới. Đầu tiên, phá vỡ các lực lượng xâm lược ngay từ khi đối phương còn ở một khoảng cách xa để ngăn chặn một cuộc xâm lược bằng khả năng phòng thủ ở giai đoạn bế tắc và hệ thống phòng không và tên lửa tích hợp. Nếu khả năng răn đe thất bại, đảm bảo lợi thế bất đối xứng và đạt được ưu thế trên các lĩnh vực thông qua khả năng phòng thủ không người lái, khả năng hoạt động đa miền, cũng như các chức năng tư lệnh và kiểm soát và liên quan đến tình báo. Tiếp tục hoạt động một cách nhanh chóng và kiên trì để đè bẹp ý chí của đối phương nhằm xâm chiếm các lời kêu gọi về khả năng triển khai di
động và bảo vệ dân sự, cũng như tính bền vững và khả năng phục hồi.
Ngân sách quốc phòng của Nhật Bản dự kiến sẽ đạt 1,2 triệu tỷ đồng (tương đương 6,8 nghìn tỷ yên hoặc khoảng 50 tỷ đô
la Mỹ) trong năm tài chính 2023, tăng 26,3% so với năm tài chính 2022.
Ưu tiên Quốc phòng
Ngành công nghiệp quốc phòng phải đối mặt với những thách thức ngày càng gia tăng như rủi ro chuỗi cung ứng, tỷ suất lợi nhuận thấp và rò rỉ an ninh mạng. Các cơ sở sản xuất và công nghệ quốc phòng, trên thực tế, chính là khả năng phòng thủ. Cần có những sáng kiến chuyên sâu để duy trì và củng
cố chúng.
ATLA đặt ra ba định hướng để đạt được tầm nhìn lý tưởng của mình. Đầu tiên là xây dựng một ngành công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ và bền vững bằng cách duy trì và tăng cường khả năng cạnh tranh và công nghệ của ngành, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng và thúc đẩy các doanh nghiệp quốc phòng mới, thu hút các doanh nghiệp có lợi nhuận và đối phó với việc rút lui của các công ty quốc phòng. Hướng thứ hai là đối phó với các rủi ro khác nhau bằng cách đảm bảo chuỗi cung ứng bền vững, an ninh mạng và công nghiệp, và quản lý các công nghệ nhạy cảm. Hướng thứ ba là mở rộng hợp tác với các nước trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Điều đó bao gồm thúc đẩy việc chuyển giao thiết bị mà đóng góp cho việc mở rộng các kênh bán hàng cũng như thúc đẩy doanh số bán hàng quân sự nước ngoài.
Điều quan trọng là phải tăng cường các cơ sở công nghệ quốc phòng. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) là rất quan trọng để phát triển năng lực và đảm bảo triển khai chúng càng sớm càng tốt. Bảy lĩnh vực khả năng phòng thủ quan trọng đã được xác định trước đó. Để đạt được mục tiêu này, ATLA sẽ đẩy nhanh hoạt động R&D, duy trì và cải tiến các công nghệ hiện có. ATLA cũng sẽ đặt mục tiêu đảm bảo ưu thế công nghệ trung và dài hạn bằng cách tận dụng tốt nhất các công nghệ thương mại tiên tiến, hợp tác với các bộ và cơ quan trong nước có liên quan, cũng như tạo ra một tổ chức nghiên cứu mới trong ATLA.
ATLA hiện đang xác định các lĩnh vực công nghệ trọng tâm. Trong suốt quá trình, cơ quan này sẽ cố gắng hợp tác với các đồng minh và đối tác.
Nhật Bản có kế hoạch đầu tư mạnh vào thiết bị và công nghệ cần thiết cho chiến tranh. Trong 5 năm tới chi tiêu cho R&D được dự báo là khoảng 632 nghìn tỷ đồng (tương đương 26 tỷ đô la Mỹ), gấp khoảng 4½ lần số tiền chi tiêu trong năm năm trước đó. Nhật Bản sẽ đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ trong các lĩnh vực như phòng thủ ở giai đoạn bế tắc, phản ứng với các phương tiện bay lượn siêu thanh, phản ứng với máy bay không người lái và các cuộc tấn công bầy đàn, vũ khí không người lái, máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo và các khả năng khác.
Về phòng thủ ở giai đoạn bế tắc, Bộ Quốc phòng Nhật Bản (JMOD) hướng tới việc có được khả năng tác chiến với tàu chiến và lực lượng đổ bộ xâm lược Nhật Bản, bao gồm cả các hòn đảo xa xôi, từ các địa điểm bên ngoài vùng đe dọa. Các phương tiện lượn siêu thanh rất khó phát hiện hoặc đánh chặn bằng các phương tiện thông thường, vì vậy JMOD dự định sẽ có được công nghệ cho phép chúng ta ứng phó với chúng. JMOD hy vọng sẽ nhanh chóng tìm ra cách để chống lại máy bay không người lái và các cuộc tấn công bầy đàn, cũng như có được các công nghệ như phương tiện không người lái dưới nước.
JMOD sẽ đầu tư mạnh vào Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu, một sáng kiến được Ý, Nhật Bản và Vương quốc Anh công bố vào đầu tháng 12 năm 2022, để phát triển và triển khai một máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo. Để tăng cường khả năng răn đe và phản ứng, JMOD sẽ tiến hành một chương trình về súng điện từ tương lai và các công nghệ khác.
Thu nhận Nhanh chóng
ATLA sẽ sử dụng ba phương pháp để nhanh chóng phát triển và triển khai các hệ thống này. Đầu tiên, nhanh chóng đạt được các khả năng thông qua việc triển khai các đơn vị nguyên mẫu sau khi hoàn thành R&D. Một ví dụ là dự án Đạn lướt siêu tốc (Hyper Velocity Gliding Projectile). Thứ hai, một nguyên mẫu khả thi được sản xuất và triển khai trên cơ sở thử nghiệm. Một dự án laser năng lượng cao là một ví dụ. Thứ ba, trước khi một dự án R&D được hoàn thành, ATLA sẽ đánh giá và quản lý rủi ro. Việc sản xuất bắt đầu song song với R&D. Một ví dụ là dự án tên lửa đất đối hạm Loại 12.
Nỗ lực duy trì và cải tiến các công nghệ quốc phòng thông thường cũng là cần thiết. Với nguồn nhân lực hạn chế, ATLA đặt mục tiêu duy trì và cải thiện cơ sở công nghệ trong lĩnh vực mà là độc đáo và cần thiết đối với thiết bị quốc phòng bằng cách tiến hành nghiên cứu về các công nghệ hiện có mà qua đó tạo thành nền tảng cần thiết để hiện thực hóa các năng lực tiên tiến một cách hiệu quả.
Để tăng cường kết hợp các công nghệ dân dụng tiên tiến, ngân sách cho các sáng kiến liên quan sẽ được mở rộng đáng kể trong năm tài chính 2023. Điều đó có nghĩa là đầu tư nhiều hơn để khám phá và nuôi dưỡng các công nghệ thương mại tiên tiến cho mục đích quốc phòng. Vũ khí siêu thanh và con quay hồi chuyển và công nghệ laser có độ chính xác cao là những ví dụ về các lĩnh vực được tài trợ này.
Nỗ lực trên Toàn bộ chính phủ
Kinh phí của ATLA dành cho nghiên cứu cơ bản, đầu tư của các cơ quan chính phủ khác và các công nghệ thương mại tiên tiến đầy hứa hẹn sẽ được áp dụng và sửa đổi khi cần thiết cho mục đích quốc phòng. Khoản đầu tư này sẽ được mở rộng và tập trung hơn trong chương trình tăng cường quốc phòng tiếp theo.
Các tài liệu chiến lược an ninh và quốc phòng mới nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng tất cả sức mạnh khoa học và công nghệ của Nhật Bản, và các nỗ lực R&D, để đáp ứng nhu cầu quốc phòng. Đây là một nỗ lực trên toàn bộ chính phủ. Phân bổ của JMOD cho R&D chỉ bằng 3% đến 4% ngân sách khoa học và công nghệ của chính phủ Nhật Bản.
ATLA nỗ lực hết sức để kết hợp các công nghệ tiên tiến từ các đơn vị bên ngoài bao gồm các công ty khởi nghiệp và giới nghiên cứu. Cơ quan này có kế hoạch thành lập một viện nghiên cứu mới sau năm tài chính 2024. Tổ chức này sẽ tập trung vào R&D mà dẫn đến việc thực hiện các nghiên cứu sáng tạo về thiết bị và công nghệ quốc phòng. ATLA sẽ xác định các công nghệ mà có thể được liên kết trực tiếp với chiến tranh trong tương lai. ATLA sẽ thiết kế ra một tổ chức phù hợp nhất với Nhật Bản, đồng thời đề cập đến các thực tiễn tốt như đã thấy trong các ví dụ là DARPA [Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng Hoa Kỳ] và DIU [Đơn vị Đổi mới Quốc phòng Hoa Kỳ].
Bộ Quốc phòng Nhật Bản (JMOD) đã công bố ba tài liệu chiến lược: Chiến lược Công nghệ Quốc phòng, Triển vọng Công nghệ Trung và Dài hạn và Tầm nhìn Nghiên cứu & Phát triển. JMOD đang xem xét các tài liệu này và có kế hoạch xuất bản một tài liệu mới mà sẽ xác định các lĩnh vực công nghệ chính. Công bố sự quan tâm của JMOD trong các lĩnh vực công nghệ cụ thể và trong R&D sẽ giúp tăng khả năng dự đoán cho các ngành và thúc đẩy hợp tác với các đối tác quốc tế và trong nước. Làm như vậy sẽ cho phép ATLA xác định các lĩnh vực để làm việc với các đối tác quốc tế và thực hiện hợp tác đôi bên cùng có lợi.