Đông Bắc ÁKhu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở / FOIPTình trạng Gia tăng Vũ khí

Chuyên gia: CHND Trung Hoa, Nga ủng hộ hành vi vi phạm nhân quyền của Bắc Triều Tiên

Nhân viên DIỄN ĐÀN

Theo các chuyên gia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ đang phối hợp trong việc cải thiện tình hình nhân quyền ở Bắc Triều Tiên. Trong khi đó, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) và Nga đang làm trầm trọng thêm tình trạng người dân Bắc Triều Tiên bị vây hãm.

“Trung Quốc và Nga đang tạo điều kiện cho tình hình nhân quyền ở Triều Tiên trở nên tồi tệ hơn,” Victor Cha, chuyên gia châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS) có trụ sở tại Washington, DC, phát biểu trong một tập phim tháng 11 năm 2023 của loạt phim trên trang web Capital Cable.

Ngoài tình trạng lạm dụng diễn ra rộng rãi bên trong Bắc Triều Tiên — hành vi như giết người, nô lệ, tra tấn và bạo lực trên cơ sở giới nhiều thập kỷ — CHND Trung Hoa và Nga còn chứa chấp người lao động nhưng thực chất là những nô lệ của Bình Nhưỡng. Tình hình của những người lao động này còn tệ hơn trong đại dịch COVID-19, ông Cha nói thêm.

Bắc Triều Tiên đã trốn tránh các lệnh trừng phạt bằng cách đưa người lao động Bắc Triều Tiên đến cả hai nước — để lại người thân họ làm con tin — rồi yêu cầu những người này chuyển thu nhập về chế độ của Kim Jong Un. Ông Cha cho biết việc đóng cửa biên giới do đại dịch khiến nhiều người bị mắc kẹt khi thị thực lao động hết hạn. “Những người này bị buôn bán,” ông nói thêm. “Họ là những người rất dễ bị tổn thương vào thời điểm đó”.

Ông Cha nói, CHND Trung Hoa và Nga cũng đang giao dịch với Bắc Triều Tiên bất chấp các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, như mua than và đồng, được khai thác trong nhiều quá trình làm việc vi phạm nhân quyền.

Khi mở cửa trở lại biên giới, Bắc Kinh cũng buộc hồi hương những lao động Bắc Triều Tiên trốn thoát bị giam giữ ở Trung Quốc. Hầu hết những lao động này là phụ nữ, có nguy cơ bị bạo lực trên cơ sở giới, bị giam giữ trong các trại lao động cưỡng bức và bị hành quyết, theo báo cáo của nhóm nghiên cứu và vận động của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.

Robert King, chuyên gia về Bắc Triều Tiên của CSIS, cựu đặc phái viên của Hoa Kỳ về các vấn đề nhân quyền của Triều Tiên, cho biết trên chương trình phát sóng của CSIS: “Chúng ta cần tiếp tục gây áp lực cho cả Trung Quốc và Nga về những hành vi hai quốc gia này đang làm để chung tay cho Bắc Triều Tiên bằng cách tuyển dụng người lao động Bắc Triều Tiên trong hoàn cảnh và tình huống tồi tệ”. “Không chỉ Bắc Triều Tiên mới gây ra vấn đề. Chính Nga và đặc biệt là Trung Quốc đã cho phép điều đó diễn ra”.

Tại hội nghị thượng đỉnh tháng 8 năm 2023, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã tái khẳng định cam kết chung nhằm thúc đẩy tôn trọng nhân quyền ở Bắc Triều Tiên và giải quyết các vấn đề của những người bị bắt cóc, giam giữ và tù binh chiến tranh không hồi hương của Bắc Triều Tiên.

Bắc Triều Tiên đã bắt cóc ít nhất 17 công dân Nhật Bản trong những năm 1970 và 1980, mặc dù các nhà phân tích cho rằng con số này có thể vượt quá 100. Theo các nhà nghiên cứu, những người từ Hàn Quốc bị Bắc Triều Tiên bắt cóc sau Chiến tranh Triều Tiên lên tới hàng nghìn người. Theo thông tin do các nhà chức trách công bố vào năm 2014, có tới 500 tù binh không được hồi hương vẫn có thể còn sống ở Bắc Triều Tiên.

Tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc năm 2023, các quan chức và nhân chứng đã nêu chi tiết về các hoạt động lao động cưỡng bức của Bình Nhưỡng, tình trạng thiếu lương thực và thuốc men của Bắc Triều Tiên khi chế độ độc tài này đốt nguồn lực khan hiếm vào các chương trình tên lửa và hạt nhân bất hợp pháp. Ilhyeok Kim, lao động trốn thoát khỏi Bắc Triều Tiên cho biết chế độ của Kim Jong Un “biến máu và mồ hôi của chúng tôi thành cuộc sống xa hoa cho lãnh đạo và tên lửa để nổ tung mồ hôi công sức của chúng tôi trên bầu trời.”

Albania, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã yêu cầu tổ chức họp, trong khi CHND Trung Hoa và Nga phản đối.

Hội đồng Bảo an đã bầu Hàn Quốc vào nhiệm kỳ hai năm bắt đầu từ năm 2024. Theo các nhà phân tích, vị thế thành viên Hội đồng Bảo an có thể cho phép Seoul có nhiều cơ hội hơn trong việc giải quyết các vi phạm nhân quyền của Bắc Triều Tiên.

Người biểu tình ở Hàn Quốc lên án việc Trung Quốc cưỡng bức hồi hương những người trốn chạy khỏi Bắc Triều Tiên. Biển tên bao gồm tên của những người trốn thoát, ngày bắt giữ, trục xuất hoặc giam giữ trong các trại tập trung. NGUỒN VIDEO: EFE QUA REUTERS

Những bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button