Các quốc gia lập dị thách thức các tiêu chuẩn xác minh vũ khí hạt nhân
Nhân viên DIỄN ĐÀN
Theo các chuyên gia, hành vi không tuân thủ thỏa thuận ngăn chặn quá trình phổ biến vũ khí hạt nhân và công nghệ liên quan của Liên Hợp Quốc sẽ gây nguy hiểm cho an ninh toàn cầu. Một số thể chế quốc gia ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vi phạm trực tiếp Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân hoặc giảm bớt các biện pháp xây dựng lòng tin. Hiệp ước trên thường được gọi là Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (Non-Proliferation Treaty – NPT), có hiệu lực vào năm 1970. NPT là nền tảng để các quốc gia trên toàn cầu ngăn chặn hành vi gia tăng năng lực hủy diệt.
Bắc Triều Tiên đã rút khỏi NPT vào năm 2003 và dùng hành vi thử nghiệm vũ khí bao gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa (intercontinental ballistic missiles – ICBM) để bác bỏ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2023, kho vũ khí mở rộng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) gồm hơn 500 đầu đạn hạt nhân đang hoạt động có thể sẽ tăng lên hơn 1.000 đầu đạn vào năm 2030. Vào tháng 02 năm 2023 Nga đã đình chỉ sự tham gia của họ với Hoa Kỳ trong Hiệp ước mới về Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START) mà cho phép kiểm tra lẫn nhau các địa điểm hạt nhân, và vào tháng 10 đã bắt đầu rút lại việc phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện toàn cầu (CTBT).
NPT được 191 quốc gia quốc gia ký kết nhằm ngăn chặn sự lây lan của vũ khí hạt nhân, khuyến khích giảm kho dự trữ hiện có và thúc đẩy sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Việc tuân thủ giữa các quốc gia không có vũ khí hạt nhân trước khi NPT có hiệu lực sẽ được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (International Atomic Energy Agency) giám sát. “Các cơ chế xác minh hiệu quả đã được chứng minh là một trong những biện pháp xây dựng lòng tin thành công và lâu dài nhất”, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres phát biểu với các thành viên Hội đồng Bảo an.
Năm quốc gia — Pháp, CHND Trung Hoa, Nga, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ — đã có vũ khí hạt nhân trước năm 1970. Bốn quốc gia khác — Ấn Độ, Israel, Bắc Triều Tiên và Pakistan — hiện đang sở hữu vũ khí hạt nhân. Các quốc gia ký kết không có kho vũ khí hạt nhân trước năm 1970 cam kết không tiếp nhận hoặc sản xuất vũ khí hạt nhân.
Bắc Triều Tiên đã tiến hành hơn 90 vụ thử tên lửa vào năm 2022, gia tăng đáng kể so với năm 2021, theo tin tức từ các cơ quan truyền thông. Bắc Triều Tiên tiếp tục các vụ phóng thử tên lửa vào năm 2023. Nước này tuyên bố sẽ bắn một quả tên lửa ICBM nhiên liệu rắn vào tháng 4 năm nay. Theo mặt lý thuyết, ICBM có thể tiếp cận đến lục địa Hoa Kỳ, The Associated Press đưa tin. Kể từ năm 2006, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua 9 nghị quyết trừng phạt Bắc Triều Tiên vì phát triển vũ khí hạt nhân và các hoạt động liên quan, mặc dù không có nghị quyết nào đề cập đến các vụ thử mới nhất.
Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, quá trình tích tụ vũ khí hạt nhân nhanh chóng của CHND Trung Hoa vượt qua hầu hết các dự đoán. “Chúng tôi thấy CHND Trung Hoa tiếp tục hiện đại hóa, đa dạng hóa và mở rộng lực lượng hạt nhân khá nhanh chóng”, Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao của Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2023. Ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã thề sẽ biến Trung Quốc thành một cường quốc quân sự hàng đầu. Theo Reuters, Bắc Kinh đang sản xuất một thế hệ tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân mới dự kiến có khả năng hạ thủy vào năm 2030.
Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, vào đầu tháng 11 năm 2023, các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ đã gặp Vụ trưởng phụ trách kiểm soát vũ khí của Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa tại Washington, D.C. để “thảo luận thẳng thắn và sâu sắc về các vấn đề liên quan đến kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí như một phần trong những nỗ lực liên tục nhằm duy trì đường dây liên lạc mở và quản lý có trách nhiệm mối quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc”.
Trong các cuộc đàm phán, đây là lần đầu tiên diễn ra đàm phán giữa các quốc gia kể từ năm 2019, các quan chức Hoa Kỳ kêu gọi “tăng cường tính minh bạch hạt nhân của CHND Trung Hoa và tham gia thực chất vào các biện pháp thực tế để quản lý và giảm thiểu rủi ro chiến lược trên nhiều lĩnh vực, bao gồm hạt nhân và ngoài vũ trụ.” Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ cũng nhấn mạnh “sự cần thiết phải thúc đẩy sự ổn định, giúp ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang không bị hạn chế và quản lý cạnh tranh để nó không biến thành xung đột”.
Trong khi đó, thỏa thuận START song phương mới giới hạn số lượng đầu đạn chiến lược và tên lửa tầm xa mà Nga và Hoa Kỳ có thể triển khai. Đây là hiệp ước vũ khí hạt nhân cuối cùng còn lại giữa Moscow và Washington. Nga và Hoa Kỳ cũng là nơi có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới. Thỏa thuận này có hiệu lực vào năm 2011, được gia hạn vào năm 2021, cho phép mỗi quốc gia tiến hành tới 18 cuộc kiểm tra hàng năm đối với kho vũ khí hạt nhân của quốc gia kia để đảm bảo tuân thủ hiệp ước. Các cuộc kiểm tra dừng lại trong đại dịch COVID-19 và chưa được nối lại khi Nga tuyên bố dừng tham gia.
Nỗi sợ hãi về xung đột hạt nhân đã gia tăng kể từ cuộc xâm lược vô cớ của Nga vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông không loại trừ tấn công hạt nhân. Washington cho rằng Moscow đang vi phạm hiệp ước khi không cho phép thanh tra trong lãnh thổ của Nga. Nga cũng đe dọa sẽ không gia hạn hiệp ước khi hiệp ước hết hạn vào năm 2026, Reuters đưa tin.
Theo Đài phát thanh Công cộng Quốc gia đưa tin vào tháng 10 năm 2023, ông Putin đã nói rằng Nga đang phát triển vũ khí hạt nhân mới và có thể thử nghiệm chúng . Tuyên bố của ông Putin được đưa ra trước khi Moscow hủy bỏ phê chuẩn CTBT, trong đó cấm các vụ nổ thử vũ khí hạt nhân và các vụ nổ hạt nhân khác trong mọi tình huống, cho các mục tiêu dân sự hoặc quân sự.
Vào tháng 7 năm 2023 bà Mirjana Spoljaric, Chủ tịch Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế, cho biết tiến triển hướng tới giải trừ vũ khí hạt nhân là cần thiết hơn bao giờ hết khi thế giới phải đối mặt với căng thẳng ngày càng gia tăng. “Các phát biểu gay gắt về hạt nhân và các mối đe dọa sử dụng, vai trò ngày càng nổi bật của vũ khí hạt nhân trong các học thuyết quân sự và chính sách an ninh, cũng như việc tiếp tục hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân đều thách thức điều cấm kỵ hạt nhân kéo dài hàng thập kỷ”.
Suy nghĩ như vậy phù hợp với tuyên bố chung vào năm 1985 của Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan và ông Mikhail Gorbachev, khi đó là lãnh đạo Liên Xô, rằng “không có ai chiến thắng trong chiến tranh hạt nhân và không ai nên thực hiện chiến tranh hạt nhân”.
Hơn 100 quốc gia đã tham gia một sáng kiến ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân và buôn lậu khác nhằm bảo vệ thương mại hợp pháp. Sáng kiến An ninh chống Phổ biến Vũ khí Hạt nhân (Proliferation Security Initiative – PSI) giúp Hoa Kỳ, các đồng minh và đối tác đảm bảo sự thịnh vượng kinh tế thông qua các tuyến đường biển an toàn và an ninh. PSI tăng cường thực thi bằng cách kiểm soát các tuyến đường biển liên lạc và không phận, khuyến khích giam giữ, lên tàu và tìm kiếm các tàu đáng ngờ. Yonhap News đưa tin, các đại biểu PSI đã gặp mặt tại Jeju, Hàn Quốc vào tháng 5 năm 2023 để nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hợp tác nhằm chống lại các mối đe dọa đang phát triển do vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo gây ra.