Các bài nổi bậtChâu Đại DươngĐông Bắc ÁĐông Nam ÁKhu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở / FOIPNhững Khu vực Chung của Thế giới

Hiện đại hóa Quân đội, Tăng cường Liên minh

Các đối tác tại khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương chuẩn bị trước các mối đe dọa an ninh đang trỗi dậy

Nhân viên DIỄN ĐÀN

Công nghệ điện tử đang củng cố cho các quân đội được giao nhiệm vụ duy trì an ninh và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương. Các quốc gia hiện đại hóa một cách nhanh chóng đang chuyển đổi kho vũ khí với những tiến bộ từ máy bay tiên tiến và tàu ngầm có tính chất ‘thay đổi cuộc chơi’ sang phương tiện không người lái, công cụ nhận thức không gian và nâng cấp phòng thủ không gian mạng. Trong khi đó, quan hệ đối tác an ninh đang khuyến khích hợp tác khoa học giữa các quân đội có cùng chí hướng, và các nhà lãnh đạo đang dựa vào sức mạnh của các liên minh khu vực để duy trì một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở. 

Nhấn mạnh những nỗ lực hiện đại hóa khả năng phòng thủ trong khu vực là việc vào tháng Mười hai năm 2022 Nhật Bản phê duyệt chiến lược an ninh cập nhật, trong đó kêu gọi áp dụng vũ khí với sức mạnh để đối phó với bất kỳ cuộc tấn công nào bằng cách phản công lại tại lãnh thổ của đối phương. Nhật Bản có kế hoạch mua tới 500 tên lửa hành trình Tomahawk do Hoa Kỳ sản xuất trước cuối năm tài khóa 2027 và tăng gấp ba lần trước năm 2031 số lượng đơn vị Lực lượng Phòng vệ mà có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo. Kế hoạch quốc phòng của Nhật Bản cũng kêu gọi bổ sung, nâng cấp và sản xuất hàng loạt tên lửa tiên tiến, cũng như phát triển máy bay tàng hình, vũ khí siêu thanh và phương tiện không người lái. 

Theo hãng tin The Associated Press, Tokyo có kế hoạch chi 1,36 triệu tỷ đồng (58 tỷ đô la Mỹ) trước cuối năm 2027 cho quốc phòng xuyên miền, bao gồm an ninh mạng và không gian. Theo báo The Japan News đưa tin sau khi Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian mạng ra mắt vào tháng Ba năm 2022, Nhật Bản sẽ tăng gấp bốn lần số người được giao nhiệm vụ ngăn chặn các cuộc tấn công mạng. Nhật Bản đã thành lập Phi đội Hoạt động Không gian vào năm 2020 để giám sát không gian và bảo vệ các vệ tinh của Nhật Bản khỏi bị tấn công hoặc hư hỏng bởi các mảnh vỡ không gian. Trên Blog Cân bằng quân sự của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Yuka Koshino đã viết vào năm 2020 rằng một radar không gian sâu dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2023, sẽ củng cố nhận thức về không gian không chỉ đối với Nhật Bản mà còn đối với Hoa Kỳ. Động thái này thể hiện sự hợp tác mạnh mẽ hơn giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ trong không gian và không gian mạng, mà Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản năm 2022 xác định là chìa khóa để ngăn chặn và chống lại các mối đe dọa an ninh. 

Đại tu chính sách quốc phòng của Nhật Bản bắt nguồn từ việc Nhật Bản công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) là “thách thức chiến lược lớn nhất” đối với hòa bình, an toàn và ổn định ở Nhật Bản và trên toàn khu vực. Mối đe dọa của Trung Quốc đối với Đài Loan tự trị, mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của mình, đe dọa Nhật Bản, bằng chứng là các tên lửa đạn đạo mà Bắc Kinh đã bắn vào vùng biển bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản trong cuộc tập trận của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc quanh Đài Loan vào tháng Tám năm 2022. các hành động khiêu khích của Trung Quốc cũng làm dấy lên sự lo lắng về các tuyến thương mại hàng hải quan trọng đối với Nhật Bản, khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương và nền kinh tế toàn cầu. Theo Chiến lược quốc phòng tháng Mười hai năm 2022 của Nhật Bản, Các vụ thử tên lửa chưa từng có và các mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên, nước mà cũng đã bắn tên lửa đạn đạo qua Nhật Bản, và cuộc xâm lược Ukraine của Nga có thể “làm rung chuyển nền tảng trật tự quốc tế ổn định sau chiến tranh ở khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương,”. 

Chiến lược này chỉ ra: “Không một quốc gia nào có thể tự bảo vệ an ninh của mình”. “Khi những thách thức đối với trật tự quốc tế sau chiến tranh tiếp tục, điều quan trọng là Nhật Bản phải tăng cường hợp tác và phối hợp với đồng minh và các quốc gia có cùng chí hướng mà Nhật Bản chia sẻ các giá trị phổ quát và lợi ích chiến lược.” 

Trong cuộc tập trận Garuda Shield 22 tại Baturaja, Indonesia, lực lượng đặc biệt từ Indonesia và Hoa Kỳ tiến hành một cuộc tấn công ban đêm và diễn tập chống phá hoại. TRUNG SĨ NHÂN VIÊN MATTHEW CRANE/LỤC QUÂN HOA KỲ

Bảo vệ Chống lại Sự ép buộc 

Các chuyên gia cho biết các quân đội nhỏ hơn trong khu vực đã bị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vượt qua và không có khả năng phù hợp để đuổi kịp những tiến bộ của PLA. Bates Gill, giáo sư nghiên cứu an ninh châu Á – Thái Bình Dương tại Đại học Macquarie ở Sydney, Úc, đã viết trong một báo cáo tháng Một năm 2022 cho Cục Nghiên cứu Châu Á Quốc gia: “Mặc dù, được hỗ trợ bởi khả năng và quyết tâm của Hoa Kỳ, việc triển khai các hệ thống chủ chốt — thường có tính chất bất đối xứng — có thể được sử dụng để ổn định khu vực bằng cách ngăn chặn các mối đe dọa từ Trung Quốc và cho phép các nước trong khu vực bảo vệ lợi ích quốc gia của họ”. 

Những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông giàu tài nguyên, cùng với các cuộc xâm nhập của Trung Quốc vào vùng biển xung quanh quần đảo Natuna của Indonesia, đã khiến Jakarta phải cảnh giác. Theo Reuters, năm 2021 Trung Quốc yêu cầu Indonesia ngừng khoan dầu và khí đốt tự nhiên gần các đảo, khẳng định rằng khu vực này là lãnh thổ của Trung Quốc. Các tuyên bố của Trung Quốc dựa trên ranh giới Đường Chín đoạn tự ý, mà Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague, Hà Lan đã phán quyết vào tháng Bảy năm 2016 là không có cơ sở pháp lý. 

Hãng thông tấn Bloomberg đưa tin rằng Indonesia đang xây dựng một căn cứ tàu ngầm gần các hòn đảo và di dời một hạm đội hải quân đến khu vực này. Quốc đảo nơi có nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này, cũng có kế hoạch chi 2,94 triệu tỷ đồng (125 tỷ đô la Mỹ) cho các dự án quốc phòng trước năm 2024. Vào tháng Mười một năm 2022 đại diện công ty Naval Group của Pháp cho biết Indonesia đang đàm phán mua 6 tàu ngầm lớp chiến đấu Scorpene. 

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto cho biết kế hoạch mua 36 máy bay chiến đấu F-15 do Hoa Kỳ sản xuất đang diễn ra cùng một lúc và đang trong giai đoạn nâng cao. Vào tháng Mười một năm 2022, một quan chức quốc phòng Indonesia nói với DIỄN ĐÀN rằng một đơn đặt hàng cho hàng chục máy bay chiến đấu Rafale do Pháp sản xuất cũng đang tiến triển tốt.  

Đề cập đến các hành động xâm lược gia tăng làm xói mòn hiện trạng, ông Greg Poling, Trưởng Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nói với Bloomberg trong một báo cáo vào tháng Mười hai năm 2022 rằng: “Ngành an ninh của Indonesia, nếu không phải là tất cả các nhà lãnh đạo chính trị của nước này, đã thức tỉnh trước mối đe dọa của sự ép buộc vùng xám của Trung Quốc”. 

“Kế hoạch mua sắm hải quân và không quân của Indonesia dường như nhằm nâng cao nhận thức miền, khả năng tuần tra và răn đe đối với Trung Quốc”. 

Chuẩn đô đốc Yudo Margono đã ám chỉ kế hoạch bảo vệ biên giới xung quanh quần đảo Natuna vào ngày ông tuyên thệ nhậm chức Tổng tư lệnh Quân đội Indonesia trong tháng Mười hai năm 2022, theo tờ Nikkei. Ông cũng đã cho biết ông hy vọng cuộc tập trận quân sự hàng năm Garuda Shield sẽ tiếp tục phát triển. Cuộc tập trận song phương kéo dài giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã mở rộng vào năm 2022 với sự tham gia của 4.000 quân nhân từ hơn chục quốc gia, bao gồm Úc, Ấn Độ và Nhật Bản.

Năm 2023, Nhật Bản có kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng thêm 20%, trong đó bao gồm việc mua thêm máy bay chiến đấu F-35. THE ASSOCIATED PRESS

Cuộc tranh đua Công nghệ Quan trọng 

Quan hệ đối tác an ninh giữa Úc, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, là cốt lõi của sự phát triển an ninh quan trọng nhất của Úc trong nhiều thập kỷ qua. Kế hoạch chia sẻ thiết kế của Vương quốc Anh và công nghệ động cơ hạt nhân của Hoa Kỳ sẽ giúp phát triển hạm đội tàu ngầm vũ trang thông thường tiếp theo của Úc, làm cho các tàu này tàng hình hơn các tàu ngầm truyền thống bằng cách cho phép chúng di chuyển nhanh hơn và xa hơn mà không cần nổi lên mặt nước. Tàu ngầm đối tác đầu tiên, được gọi là SSN, có thể đi vào hoạt động tại Vương quốc Anh vào cuối thập kỷ 2030. Hải quân Úc dự kiến sẽ nhận được một tàu ngầm SSN-AUKUS do Úc chế tạo vào đầu thập kỷ 2040. 

Hoa Kỳ cũng có kế hoạch bán ít nhất 3 tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia cho Úc trong vòng một thập kỷ tới. Trong khi đó, các nhân viên quân sự và dân sự Úc đã tham gia vào lực lượng hải quân của các đồng minh để được đào tạo, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đang tăng cường các chuyến thăm cảng Úc bằng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và các quốc gia sẽ bắt đầu luân chuyển tàu ngầm thường xuyên qua Úc sau năm 2027. Theo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, kết quả cuối cùng sẽ là ba hạm đội tàu ngầm có khả năng tương tác cao hoạt động ở khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương.

Úc, Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ đã cam kết hợp tác về các năng lực dưới biển ngoài tàu ngầm, cùng với không gian mạng, trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ tiên tiến khác. Các chuyên gia nói rằng điều này có thể củng cố cảnh quan chiến lược và công nghệ của Úc trong nhiều thập kỷ tới. 

Hai tác giả Fergus Hanson và Danielle Cave của Viện Nghiên cứu Chính sách Chiến lược Úc viết: “Ngày càng có nhiều nhận thức rằng các công nghệ mới nổi và chủ chốt sẽ cực kỳ quan trọng đối với xã hội, nền kinh tế và an ninh quốc gia”. “Điều này đang làm cho cuộc đua để làm chủ các công nghệ này trở thành một vấn đề địa chính trị. Và không có nơi nào cuộc đua này gây tranh cãi hơn ở khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương, nơi ấp ủ nhiều đổi mới công nghệ của thế giới và đã trở thành một điểm nóng của cạnh tranh công nghệ chiến lược.” 

Năm 2021, Canberra cho biết họ sẽ phối hợp với Hoa Kỳ để bắt đầu chế tạo tên lửa dẫn đường. Một năm sau đó, Lực lượng Quốc phòng Úc tiết lộ kế hoạch sản xuất phương tiện dưới biển tự động với kích thước cực lớn thông qua hợp tác với công ty quốc phòng Anduril Industries của Hoa Kỳ.  Trong báo cáo “Gặp gỡ Thách thức Quân sự của Trung Quốc”, Cục Nghiên cứu Châu Á Quốc gia, một tổ chức nghiên cứu độc lập có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã gọi công nghệ không người lái và các hệ thống tên lửa dẫn đường là “điều cần thiết để đảo ngược lợi thế của Trung Quốc từ các khả năng mới và năng lực sản xuất khối lượng lớn, nhằm hỗ trợ các lực lượng của mình trong cuộc xung đột.”

Sau vụ thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, máy bay Hàn Quốc và Hoa Kỳ tiến hành huấn luyện vào tháng Mười năm 2022. JEREMY BUDDEMEIER/LỰC LƯỢNG HOA KỲ TẠI HÀN QUỐC

‘Vũ khí Thay đổi Cuộc chơi’ 

Hàn Quốc, nước xuất khẩu quốc phòng lớn thứ tám thế giới từ năm 2017 đến 2021, có lịch sử lâu dài trong việc phát triển các khả năng mới. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol nói vào cuối năm 2021, theo Bloomberg “Trong bối cảnh tăng cường cạnh tranh để giành ưu thế về công nghệ, điều quan trọng là phải đảm bảo khả năng cạnh tranh công nghệ để phát triển các hệ thống vũ khí thay đổi cuộc chơi cho chiến tranh trong tương lai”. 

Được thúc đẩy bởi cuộc thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên — với hơn 90 vụ phóng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo vào năm 2022, theo Tập đoàn Phát thanh Anh (the British Broadcasting Corporation) — Seoul đang đẩy nhanh việc phát triển một hệ thống để theo dõi và đánh chặn tên lửa. Lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc báo cáo rằng hệ thống Phòng thủ Tên lửa Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) mà Hàn Quốc và Hoa Kỳ triển khai năm 2017 đã được hiện đại hóa vào cuối năm 2022 để cải thiện khả năng tương tác với hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Hoa Kỳ. Hàn Quốc cũng đã phát triển một tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, kết hợp với công nghệ dưới biển của quốc gia này, các nhà phân tích gọi đây là cột mốc quan trọng cho quân đội ngày càng tinh vi. Và Seoul đã kêu gọi chi hàng tỷ đô la Mỹ cho AI, máy bay không người lái và vũ khí tự động trong những thập kỷ tới.

Trong một lần phát biểu vào tháng Sáu năm 2022 tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), ông David A. Honey, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách nghiên cứu và kỹ thuật, cho biết Hiệp ước phòng thủ Tương hỗ Hoa Kỳ – Hàn Quốc, mà kỷ niệm 70 năm thành lập vào năm 2023, nhấn mạnh sự phát triển công nghệ giữa các đồng minh.  

 Ông nói: “Nhận thức đầy đủ rằng các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và kỹ sư của các quốc gia là một trong những người sáng tạo nhất trên thế giới,” “cả hai tổng thống đã đồng ý tận dụng lợi thế cạnh tranh này để tăng cường hợp tác công và tư nhân để bảo vệ và thúc đẩy các công nghệ quan trọng và mới nổi, bao gồm chất bán dẫn hàng đầu, pin xe điện (EV) thân thiện với môi trường, trí tuệ nhân tạo, công nghệ lượng tử, công nghệ sinh học, sản xuất sinh học và robot tự động”. 

Chiến lược Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương của Hàn Quốc được công bố vào cuối tháng Mười hai năm 2022 đã nhấn mạnh quan hệ đối tác của nước này với Hoa Kỳ và Nhật Bản, đồng thời cam kết xây dựng trật tự khu vực dựa trên các chuẩn mực và quy tắc được quốc tế chấp nhận, mở rộng hợp tác an ninh và tăng cường hợp tác về khoa học và công nghệ.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo thăm tàu hải quân Indonesia KRI Usman Harun ở quần đảo Natuna vào tháng Một năm 2020.
VĂN PHÒNG TỔNG THỐNG INDONESIA THÔNG QUA THE ASOCIATED PRESS

Tầm nhìn chung 

Chuyển động an ninh và quốc phòng đang biến đổi tất cả các góc của khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương. Ấn Độ đã đưa vào hoạt động tàu sân bay đầu tiên được chế tạo trong nước vào năm 2022, bắn thử một tên lửa hành trình tầm xa từ trên không và giới thiệu máy bay trực thăng chiến đấu hạng nhẹ sản xuất trong nước. Việt Nam đã trưng bày các tài sản quốc phòng công nghệ cao, bao gồm máy bay không người lái, radar và tên lửa hành trình chống hạm được sản xuất trong nước. Năm 2022, Philippines đã đưa vào hoạt động hai tàu ngăn chặn tấn công nhanh và có kế hoạch bổ sung thêm 22 tàu nữa, bổ sung thêm hệ thống phòng không trên mặt đất mới mua và Bộ Quốc phòng Philippines kêu gọi mua máy bay chiến đấu đa năng mới.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo trong khu vực đã tăng cường quan hệ an ninh. Ví dụ bao gồm đào tạo và tập trận quân sự giữa các lực lượng, bao gồm: Úc, Canada, Pháp, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Papua New Guinea, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Timor-Leste, Hoa Kỳ và Việt Nam. Đáng chú ý, cuộc tập trận Cobra Gold do Thái Lan và Hoa Kỳ tài trợ là cuộc tập trận đa phương kéo dài nhất trên thế giới, đã có sự tham gia của 10.000 thành viên của lực lượng vũ trang từ 29 quốc gia. 

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đã nhấn mạnh vai trò của quan hệ đối tác trong việc duy trì hòa bình ở khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương. Ông nói tại Đối thoại Shangri-La năm 2022 tại Singapore: “Chúng tôi đã cùng nhau hướng tới tầm nhìn chung đối với khu vực” “Hành trình mà chúng tôi đã cùng nhau thực hiện trong năm qua chỉ nhấn mạnh một sự thật cơ bản: Trong thế giới đan xen ngày nay, chúng ta mạnh mẽ hơn khi chúng ta tìm cách hợp tác.”  

Những bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button