Tàu ngầm vũ trang hạt nhân xuất hiện là một biện pháp răn đe đối với Bắc Triều Tiên
Reuters
Theo các nhà phân tích, việc tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Hoa Kỳ nổi lên trong chuyến thăm hiếm hoi tới Hàn Quốc vào giữa tháng 7 năm 2023 chính là lời nhắc nhở thẳng thừng rằng Washington đã triển khai tên lửa mang đầu đạn hạt nhân trong tầm bắn của Bắc Triều Tiên.
Một số nhà phân tích cho rằng việc triển khai vũ khí hạt nhân dưới biển ngoài khơi Bán đảo Triều Tiên có khả năng răn đe Bắc Triều Tiên mạnh hơn so với việc lắp đặt vũ khí hạt nhân ở Hàn Quốc, như Washington trước đây đã làm.
Theo ông Duyeon Kim thuộc Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới, “Hiệu quả răn đe được tăng cường khi đối phương không biết vị trí của các tài sản chiến lược của Hoa Kỳ, miễn là đối phương biết rằng những vũ khí này tồn tại”.
USS Kentucky, một tàu ngầm lớp Ohio, đã đến Busan, Hàn Quốc vào ngày 18 tháng 7 và khởi hành ba ngày sau đó, theo nguồn tin có kiến thức về các chuyển động của tàu ngầm này. Tàu ngầm thứ hai của Hoa Kỳ, USS Annapolis, đã đến căn cứ hải quân trên đảo Jeju của Hàn Quốc vào ngày 24 tháng 7. Tàu Annapolis không được trang bị vũ khí hạt nhân.
Sự xuất hiện của các tàu ngầm này đã thu hút sự chú ý của Bắc Triều Tiên. Các mối đe dọa hạt nhân ngày càng tăng từ Bắc Triều Tiên đã thúc đẩy quan hệ hợp tác Hàn Quốc-Hoa Kỳ. Bộ trưởng Quốc phòng Bắc Triều Tiên đe dọa rằng sự hiện diện của tàu ngầm USS Kentucky có thể biện minh cho việc Bắc Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân.
Ủng hộ lời hứa bảo vệ Hàn Quốc, Washington đã tăng cường phô trương lực lượng hạt nhân và thành lập nhóm tư vấn hạt nhân mới để lập kế hoạch dự phòng.
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) , đồng minh quan trọng nhất của Bắc Triều Tiên, đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng trong khu vực khi triển khai quân sự như trên.
Các tàu ngầm của Hoa Kỳ được trang bị tên lửa đạn đạo hiếm khi dừng lại ở các cảng nước ngoài. Vann Van Diepen, cựu chuyên gia vũ khí của chính phủ Hoa Kỳ, người làm việc trong dự án 38 Bắc (38 North) giám sát Bắc Triều Tiên, cho biết dựa trên tính năng bí mật và tàng hình, các tàu ngầm này là nền tảng phóng có khả năng sống sót cao nhất, có khả năng trả đũa hạt nhân nếu kẻ thù tấn công trước trong tất cả các vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ,
Hải quân Hoa Kỳ có 14 tàu ngầm như vậy. Tàu ngầm lớp Ohio mang 20 tên lửa Trident II D5. Mỗi tên lửa có thể bắn tới tám đầu đạn hạt nhân đến các mục tiêu cách xa tới 12.000 km.
Bắc Triều Tiên sở hữu lực lượng tàu ngầm già cỗi, chủ yếu cho mục tiêu phòng thủ nhưng lại có tham vọng phát triển kho vũ khí gồm các tàu ngầm tên lửa.
Nước này đã tiến hành các vụ phóng từ tàu ngầm thử nghiệm và tìm cách chế tạo tàu ngầm tên lửa chạy bằng năng lượng thông thường ít nhất là kể từ năm 2016, ông Van Diepen cho biết.
Theo ông Choi Il, thuyền trưởng tàu ngầm đã nghỉ hưu của Hàn Quốc, “Việc chia sẻ hạt nhân trên thực tế đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc.
“Chuyến viếng thăm cảng Busan của tàu ngầm Kentucky cho chúng ta thấy rằng tàu ngầm đã hoạt động ở vùng biển xung quanh bán đảo Triều Tiên. Ngay cả sau khi rời Busan, tài sản hạt nhân này của Hoa Kỳ vẫn luôn được triển khai ở vùng biển gần đó”.