Đông Nam ÁHoạt động Trái phép

Indonesia, Malaysia, Philippines đổi mới cam kết hợp tác

Gusty Da Costa

Theo các quan chức và nhà phân tích, các cuộc tuần tra chung trên biển và trên không do Indonesia, Malaysia và Philippines thực hiện theo Thỏa thuận hợp tác ba bên (TCA) năm 2017 tiếp tục chứng tỏ sự thành công và vẫn rất quan trọng đối với an ninh hàng hải Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Vào tháng Sáu, ba nước đã đồng ý tiếp tục các nỗ lực hợp tác của họ trong tương lai.

Các cuộc tuần tra thường xuyên, phối hợp và chia sẻ thông tin tình báo do TCA thiết lập được gọi là INDOMALPHI. Theo Bộ Quốc phòng Indonesia, các cuộc tuần tra đã chống lại thành công các mối đe dọa, bao gồm cướp biển và khủng bố, với kết quả không có sự kiện đe dọa nào được báo cáo trong sáu tháng đầu năm 2023. Con số này được so sánh với 99 báo cáo về cướp biển và cướp có vũ trang vào năm 2017 tại khu vực tuần tra.

Đại tá I Made Wira Hady Arsanta, người phát ngôn Hải quân Indonesia, nói với DIỄN ĐÀN: “Kết quả của các cuộc tuần tra được phối hợp có thể được cảm nhận dưới hình thức giảm tỷ lệ tội phạm, giảm vi phạm pháp luật và vi phạm lãnh thổ, cũng như giảm xáo trộn an ninh trong các khu vực chiến dịch, đặc biệt là ở khu vực biên giới của ba nước tham gia”.

Vào giữa tháng Sáu, các quan chức chính phủ từ ba nước đã đồng ý tăng cường hợp tác thông qua chuyến thăm cảng ba bên, các hoạt động đào tạo hàng hải và việc nối lại Đội tuần tra Nhiệm vụ chung vào năm 2024, trước đây đã bị đình chỉ do những hạn chế bởi COVID-19. Thỏa thuận mở rộng được đưa ra trong cuộc họp Nhóm Công tác chung của INDOMALPHI (JWG) lần thứ 21 tại Jakarta, Indonesia, vào ngày 14 tháng Sáu.

Ngoài việc ngăn chặn các tác nhân xấu, sự hợp tác của INDOMALPHI đã giành được lời khen ngợi tại cuộc họp JWG nhờ vai trò trong cuộc giải cứu 27 người ở biển Sulu vào tháng Hai từ chiếc tàu vỏ gỗ bị đã vô hiệu hóa, tên là ML Rihana và treo cờ Philippines.

Đại tá Romeo T. Racadio, Sĩ quan Chỉ huy Lữ đoàn 2 Thủy quân lục chiến Philippines, ghi nhận những nỗ lực chung của các Trung tâm Chỉ huy Hàng hải ở Philippines và Malaysia trong việc giúp tàu tuần tra bờ biển BRP Florencio Inigo của Hải quân Philippines thực hiện giải cứu thành công.

Theo Hãng thông tấn nhà nước Philippines, ông Racadio cho biết sau cuộc giải cứu: “Sự giải cứu an toàn là kết quả của Thỏa thuận Hợp tác Ba bên hiện hành giữa Indonesia, Malaysia và Philippines”.

Ông Arsanta giải thích rằng các cuộc tuần tra trên không và trên biển do INDOMALPHI phối hợp được tổ chức bốn lần mỗi năm ở biển Sulu và biển Sulawesi. Ông cho biết mục tiêu của hoạt động là “duy trì chủ quyền của các quốc gia , thực thi luật pháp dựa trên các luật và quy định hiện hành, bao gồm luật pháp quốc tế, luật về các quốc gia ven biển cũng như chính sách quốc tế và xử lý tội phạm xuyên quốc gia”.

Ông bổ sung các cuộc tập trận hàng hải chung được tiến hành trong cuộc gặp gỡ thường xuyên giữa các tàu tuần tra của ba quốc gia.

Ông Marcellus Hakeng Jayawibawa, chuyên gia hàng hải và thuyền trưởng dân sự người Indonesia, nói với DIỄN ĐÀN rằng hợp tác mở rộng sang cả lĩnh vực chia sẻ thông tin tình báo và thông tin khác nhằm ngăn ngừa sự cố ở các quốc gia này.

Ông nói thêm rằng các vùng biển Sulu và Sulawesi được kết nối với các tuyến đường vận chuyển của Biển Đông mà đi qua các eo biển đông đúc là Makassar và Lombok . Ông cho biết các vùng biển này cũng cung cấp nguồn cá cho ba quốc gia INDOMALPHI.

Ông nói, INDOMALPHI đã gây áp lực liên tục lên những kẻ khủng bố, giúp chấm dứt Tổ chức Hồi Giáo Abu Sayyaf là tổ chức mà đã tiến hành các cuộc tấn công và bắt cóc hàng hải từ căn cứ của chúng tại miền Nam Philippines trong hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này, khiến hàng trăm người chết và bị thương.

Ông Hakeng kết luận: “INDOMALPHI là thước đo thành công thực sự của ba quốc gia”. “Nó thể hiện tinh thần đoàn kết của các quốc gia thành viên ASEAN [Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á] để duy trì sự ổn định của an ninh lãnh thổ hàng hải chống lại cướp biển, bắt cóc và khủng bố xuyên biên giới. Vì vậy, an ninh hàng hải cần phải được thực hiện nhằm mang lại sự an toàn và an ninh đối với vận chuyển và chủ quyền của các quốc gia.”

Gusty Da Costa là cộng tác viên DIỄN ĐÀN thường trực tại Jakarta, Indonesia.

Những bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button