Đông Bắc ÁNhững Khu vực Chung của Thế giới

Tự động hóa, công nghệ mới hỗ trợ tương lai quốc phòng Nhật Bản

Marc Jacob Prosser

Kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng lên 2% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2027 được Nhật Bản đưa ra khi phải đối mặt với thách thức an ninh nghiêm trọng: dân số già đi và giảm dần.

Năm 1994, có 17 triệu công dân Nhật Bản từ 18 đến 26 tuổi, đóng vai trò nòng cốt trong việc tuyển quân tham gia Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (Japan Self-Defense Force – JSDF). Đến tháng 10 năm 2021, con số này đã giảm xuống còn 10,5 triệu người. JSDF cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh các tân binh tiềm năng của khu vực tư nhân.

Nếu xem Chương trình Xây dựng Quốc phòng sửa đổi gần đây của Nhật Bản, bạn sẽ tìm thấy một phần đáp án cho câu hỏi này, đó là việc quốc gia này ngày càng tập trung hơn vào các công nghệ mới và tự động hóa. Nhật Bản cam kết thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tự động hóa, các biện pháp tiết kiệm lao động và tối ưu hóa để thích ứng với tình trạng dân số già và tỷ lệ sinh giảm.

“Công nghệ mới và tự động hoá có thể tạo ra khác biệt tích cực đối với mọi chức năng của lực lượng quốc phòng Nhật Bản, trong đó có tình báo, chiến dịch, hậu cần, chỉ huy và kiểm soát”, ông Nozomu Yoshitomi, thiếu tướng đã nghỉ hưu từng làm việc trong Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản kiêm giáo sư thuộc Đại học Quản lý Rủi ro, trường Đại học Nihon, nói với DIỄN ĐÀN.

Theo ông James Angelus, Chủ tịch Hội đồng Công nghiệp An ninh Quốc tế của Nhật Bản, chuyển đổi kỹ thuật số sẽ là yếu tố chủ chốt.

“Tương lai của quốc phòng phụ thuộc vào quá trình đổi mới và công nghệ kỹ thuật số giúp kết nối con người và ý tưởng, chiến lược và hoạt động, cho phép đưa ra quyết định và triển khai nhanh chóng”, ông cũng nói thêm rằng có một cụm từ do Tướng Không quân Hoa Kỳ Charles Brown Jr. chia sẻ, hết sức phù hợp với Nhật Bản, đó là “Tăng tốc, Thay đổi hoặc Thua cuộc”.

Nhật Bản đã tích hợp tự động hóa và các công nghệ mới để thay đổi trong bối cảnh mối đe dọa tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Ông Yoshitomi chỉ vào chiếc tàu khu trục lớp Mogami, trong ảnh, làm ví dụ. Con tàu đa nhiệm của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có khả năng tàng hình và có thể vận hành các phương tiện dưới nước cũng như trên mặt nước không có người lái. Hệ thống tự động hóa tiên tiến làm giảm yêu cầu về phi hành đoàn trong buồng lái, phòng điều khiển động cơ và trung tâm thông tin chiến đấu, kết hợp công nghệ thực tế tăng cường.

Những tài sản như vậy củng cố khả năng ngăn chặn thù địch trong khu vực của Nhật Bản, nơi đang chứng kiến hành vi ngày càng quyết đoán và hung hăng của các quốc gia như Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Bắc Triều Tiên.

Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence – AI), máy bay không người lái và các công nghệ khác cũng đang được giới thiệu để hỗ trợ xử lý thông tin và ra quyết định. Các vị trí đặt radar, tàu, tàu ngầm và các hệ thống phòng thủ quan trọng khác trong tương lai cũng sẽ chỉ cần thuỷ thủ đoàn nhỏ hơn.

Tương tự như vậy, tốc độ của chiến tranh hiện đại đòi hỏi các hệ thống với nhiều quyền tự chủ và tự động hóa hơn. Sức tấn công của các vụ thử tên lửa do Bắc Triều Tiên thực hiện buộc Nhật Bản phải phân tích và phản ứng với tình huống các vụ phóng diễn ra không có cảnh báo. Điều này đòi hỏi quá trình tích hợp và trao đổi thông tin nhanh chóng giữa các thiết bị tình báo và hệ thống phòng thủ tên lửa.

Việc áp dụng các công nghệ như AI có thể cho phép khả năng tự chủ và tự động hóa lớn hơn, cũng như việc ra quyết định nhanh hơn. Đảm bảo hệ thống mới có dữ liệu cần thiết để hoạt động hiệu quả trong môi trường bị tranh chấp nặng nề với các biến số thay đổi nhanh chóng sẽ là trọng tâm cốt lõi của Tokyo.

Ông Angelus và Yoshitomi nhấn mạnh rằng những nỗ lực tăng cường tự động hóa và giới thiệu công nghệ mới trong JSDF cũng sẽ đòi hỏi có sự tham gia của nhóm các chuyên gia được đào tạo và nâng cấp rộng rãi trên cơ sở hạ tầng quốc phòng.

Marc Jacob Prosser là một cộng tác viên của DIỄN ĐÀN đưa tin từ Tokyo.

HÌNH ẢNH: REUTERS

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button