Đông Bắc ÁNhững Khu vực Chung của Thế giới

Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ tăng cường năng lực chiến tranh điện tử để bảo vệ an ninh khu vực

Felix Kim

Tác chiến điện tử (Electronic warfare – EW) — hoạt động quân sự được tiến hành trong phổ điện từ — là ưu tiên ngày càng tăng của các lực lượng vũ trang Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ đang tăng cường khả năng tác chiến điện tử trên không, trên biển và trên đất liền trước các mối đe dọa trong khu vực do Triều Tiên, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) và Nga gây ra.

Tiến sĩ Kim Jae Yeop, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Chiến lược Toàn cầu Sungkyun tại Đại học Sungkyunkwan của Hàn Quốc, đã nói với DIỄN ĐÀN: “Xem xét việc áp dụng rộng rãi công nghệ điện tử và sự kết nối liên thông ngày càng tăng cho các nền tảng quân sự khác nhau trong tất cả các lĩnh vực — trên bộ, hàng hải, hàng không và thậm chí cả vũ trụ — tầm quan trọng của tác chiến điện tử là không thể coi nhẹ”.

Năng lực tác chiến điện tử thường bao gồm trinh sát, giám sát và bảo vệ điện tử, ngoài ra còn bao gồm việc sử dụng phổ điện từ để phát hiện, phân tích và làm gián đoạn tín hiệu radar và liên lạc của kẻ thù. Với mối đe dọa ngày càng tăng về vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) từ Triều Tiên, ông Kim cho biết: “sự cần thiết của các hoạt động tác chiến điện tử trên bán đảo Triều Tiên để kịp thời phát hiện và theo dõi các hoạt động WMD của Bình Nhưỡng đang ngày càng trở nên lớn hơn”.

Theo công bố từ Cơ quan Quản lý Chương trình Mua sắm Quốc phòng của Hàn Quốc (DAPA), vào tháng 4 năm 2023, Seoul đã phê duyệt kế hoạch trị giá 1,41 tỷ USD (tương đương 32,9 nghìn tỷ VNĐ) để phát triển loại máy bay có trang bị tác chiến điện tử trong giai đoạn năm 2024 – 2032 thuộc khuôn khổ hệ thống phản ứng tác chiến điện tử của Hàn Quốc. Với khả năng phá vỡ hệ thống phòng không của kẻ thù, cũng như các hệ thống chỉ huy và liên lạc, loại máy bay mới này sẽ tăng cường khả năng hoạt động chung và khả năng sống sót của các thiết bị trên không. Chúng cũng sẽ thu thập và đánh giá các tín hiệu đe dọa.

Chương trình Tác chiến Điện tử Hải quân II của DAPA kéo dài đến năm 2036 sẽ nâng cấp các hệ thống tác chiến điện tử trên các tàu của Hải quân Hàn Quốc nhằm sử dụng rộng rãi hơn trí tuệ nhân tạo để cung cấp các khả năng tân tiến về “phát hiện hướng kỹ thuật số” và “gây nhiễu thông minh”.

Trong khi đó, theo Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản, Tokyo có kế hoạch vào năm 2023 sẽ hoàn thành một chuỗi các đơn vị tác chiến điện tử tại các căn cứ của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản ở phía tây nam của nước này. Theo nội dung tài liệu năm 2022: “Nhật Bản đã thiết lập một hệ thống có thể vô hiệu hóa việc sử dụng phổ điện từ của đối phương để đạt được lợi thế trong các loại hoạt động khác nhau trong tình huống bất ngờ”.

Tokyo coi các mối đe dọa do CHND Trung Hoa và Nga đặt ra đối với các vùng lãnh thổ xa xôi của mình là lý do để tăng cường năng lực tác chiến điện tử của nước này.

Nhật Bản cũng có một đơn vị tác chiến điện tử trên không thuộc Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản có thể thu thập thông tin tình báo và gây nhiễu máy bay, cũng như các năng lực tác chiến điện tử do Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) cung cấp, lực lượng này vận hành bốn máy bay Lockheed EP-3C Orion để thu thập thông tin tình báo điện tử.

Theo lời của Đô đốc John Aquilino, Tư lệnh Bộ tư lệnh Hoa Kỳ ở Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (USINDOPACOM), nói với Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 2023 rằng Hoa Kỳ, một đồng minh hiệp ước với Nhật Bản và Hàn Quốc, có kế hoạch tăng cường năng lực tác chiến điện tử, đó là một ưu tiên cấp bách ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

USINDOPACOM đang tìm cách nâng cấp năng lực tác chiến điện tử cho các thiết bị của Quân đội và Hải quân theo Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho năm tài chính 2023. (Trong ảnh: Một máy bay tác chiến điện tử E/A-18G Growler của Hải quân Hoa Kỳ phóng từ tàu sân bay USS Nimitz trong các hoạt động thường lệ ở Biển Philippines vào tháng 5 năm 2023.)

Đô đốc Aquilin cho biết: “Chúng tôi cần có khả năng hoạt động trong không gian có tranh chấp”. “Chúng ta cần kiên trì nhận thức về không gian chiến đấu của tất cả mọi thứ đang diễn ra, và chúng ta cần có khả năng đóng chuỗi tiêu diệt của chúng ta bằng vũ khí và các mạng lưới cho phép điều đó xảy ra. Quang phổ điện từ có vai trò rất quan trọng giúp thực hiện điều đó.”

Felix Kim là một cộng tác viên của DIỄN ĐÀN đưa tin từ Seoul, Hàn Quốc.

 

NGUỒN HÌNH ẢNH: HẠ SĨ QUAN BẬC 2 JUSTIN MCTAGGART/HẢI QUÂN HOA KỲ

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button