Các bài nổi bậtKhả năng Răn đe Tích hợpNhững Mâu thuẫn / Căng thẳng

Chiến dịch Thông tin Đóng Vai trò Quan trọng đối với Khả năng Răn đe

Thay đổi Nhận thức của Đối thủ về Rủi ro, Phí tổn

Chuẩn đô đốc Samuel Paparo, chỉ huy của Hạm đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, đã có bài phát biểu sau vào ngày 18 tháng 10 năm 2022, tại Hội nghị chuyên đề thường niên về Chiến dịch Thông tin & Chiến tranh Điện tử ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương lần thứ 11 ở Hawaii, do Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tổ chức. Bài phát biểu đã được biên tập để phù hợp với hình thức của DIỄN ĐÀN.


Cảm ơn tất cả các quý vị vì đã có mặt ở đây. Tôi nhìn thấy ở đây có một số người bạn cũ cũng như một số đồng đội cũ cùng tàu. Nhưng trên hết, tôi thấy rất nhiều đồng minh và đối tác từ tất cả các quân chủng. Tôi thấy sự tham gia đông đảo từ cộng đồng dân sự và ngành công nghiệp, và điều này nhấn mạnh một sự thật cụ thể — một sức mạnh. Và sức mạnh đó cần tất cả chúng ta, và tất cả chúng ta đều ở đây và đều góp phần. 

Chủ đề chung của hội nghị chuyên đề của chúng ta là răn đe. 

Và trong răn đe, các chiến dịch thông tin là đầu tiên, ở giữa và cuối cùng.

Định nghĩa của tôi về răn đe là sự kết hợp giữa khả năng và ý chí để nỗ lực, để áp đặt các phí tổn ở mức không thể chấp nhận được so với những gì người ta sẽ đạt được với hành vi ác ý. 

Và sau đó, quan trọng nhất, là nhận thức của đối thủ rằng quý vị thực sự có khả năng và ý chí để răn đe.

Chính xác thì chúng ta đang cố gắng đạt được điều gì? 

Đầu tiên và quan trọng nhất, tính chính danh của chúng ta dựa trên thực tế là tất cả mọi người trong căn phòng này đều tìm cách duy trì hiện trạng và ngăn chặn bất cứ ai làm đảo lộn hiện trạng thông qua việc sử dụng vũ lực.

Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Benfold của Hải quân Hoa Kỳ hoạt động ở Biển Philippines vào tháng 6 năm 2022. HẠ SĨ QUAN BẬC 2 ARTHUR ROSEN/HẢI QUÂN HOA KỲ

Quý vị có thể thay đổi biên giới của mình; quý vị có thể thay đổi điều kiện của mình. Nhưng điều đó phải thông qua đàm phán, thông qua các nguyên tắc về phẩm giá con người và quyền tự quyết giữa tất cả các dân tộc. 

Những gì chúng ta đang tìm cách giữ vững trong hiện trạng ở một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở, và quả thực là, trên thế giới, là những quốc gia:

  • Tôn trọng quy định của pháp luật và các chuẩn mực quốc tế.
  • Đề cao các quyền và tự do của cá nhân.
  • Thúc đẩy công tác quản trị tốt.
  • Tuân thủ các giá trị và quyền tự do chung.
  • Hưởng lợi từ các tổ chức đa phương.
  • Hỗ trợ và bảo vệ quyền tiếp cận mở với vùng biển, bầu trời và không gian vũ trụ.
  • Tham gia vào thương mại công bằng và rộng mở.

Những gì chúng ta tìm cách ngăn chặn, cụ thể là:

  • Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) để nước này không tiến hành chủ nghĩa bành trướng và chiếm giữ đất đai, vùng biển, chất dinh dưỡng và tài nguyên khoáng sản bằng cách ép buộc và/hoặc hành động quân sự ngoài các tiêu chuẩn quốc tế, bất kể họ cố gắng đến mức nào để thêu dệt nên một mạch chuyện sai lệch hoặc biện minh cho lập luận của họ bằng các hành động pháp lý gần như bất hợp pháp, có nguồn gốc thứ phát, dù thật ngớ ngẩn.
  • Nga tiếp tục gây hấn. Và chúng ta đã cảm nhận được từ sâu thẳm bên trong hương vị của sự gây hấn đó là gì ở Trung Âu. 
  • Bắc Triều Tiên để nước này không đe dọa các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế bằng vũ khí hạt nhân.

Chúng ta đang sống trong một thời kỳ có tác động vô cùng lớn lao. Và, quả thực là, đó là lý do tôi thấy sự cấp bách trong sứ mệnh chung của chúng ta.

Các lực lượng Hàn Quốc và Hoa Kỳ chuẩn bị cho một cuộc diễn tập vượt sông chung ở Yeoju, Hàn Quốc, vào tháng 10 năm 2022. THE ASSOCIATED PRESS

Hội nghị này là về các chiến dịch thông tin để giữ vững hiện trạng của các quốc gia tự do và có chủ quyền và ngăn chặn các quốc gia và hành động mà sẽ làm đảo lộn hệ thống hiện tại — một hệ thống mà đã mang lại lợi ích cho tất cả nhân loại. Kể từ khi kết thúc Thế chiến II, nó đã giúp 60% thế giới thoát khỏi tình trạng nghèo đói.

Các chiến dịch thông tin — và, để hỗ trợ các chiến dịch thông tin, chiến tranh điện tử — được thiết kế để ảnh hưởng và tác động đến trạng thái nhận thức và củng cố cảm nhận và niềm tin rằng việc áp đặt chi phí đến từ chủ nghĩa bành trướng hung hăng, sự cưỡng ép và hành động quân sự sẽ vượt quá bất kỳ lợi ích nào có thể đạt được. 

Chúng tôi thực hiện điều này thông qua các hình thức liên lạc chiến lược, kiểu liên lạc giữa các nhà lãnh đạo cấp cao và thậm chí giữa các đối thủ trong các tương tác giữa những nhà lãnh đạo quan trọng của chúng tôi.

Chúng tôi làm việc đó trong các chiến dịch thông tin, giám sát và trinh sát, và các mạng lưới mà đảm bảo nhận thức về không gian chiến đấu và khả năng hoạt động của chúng tôi trong không gian chiến đấu. 

Và khi đó, cuối cùng, là an ninh trong hoạt động mà mỗi quốc gia sử dụng trong quốc phòng của mình.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đã phát biểu về các tác động tối đa hóa của khả năng răn đe tích hợp trên các miền chiến tranh và chiến trường và phạm vi xung đột thông qua tất cả các công cụ của quyền lực quân sự, và đặc biệt là với khả năng vô song của chúng tôi và mạng lưới liên minh và quan hệ đối tác của chúng tôi, đó hoàn toàn là lợi thế bất đối xứng. 

Lực lượng Cảnh sát Biển Hoa Kỳ chuẩn bị lên tàu ở phía đông Thái Bình Dương trong khi tuần tra để phát hiện hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp vào tháng 8 năm 2022. THE ASSOCIATED PRESS

Việc kết hợp khả năng răn đe với thông tin giúp chúng ta thay đổi nhận thức của đối thủ cạnh tranh về rủi ro, chi phí và lợi ích và thể hiện khả năng của chúng ta trong việc kiểm soát sự leo thang. 

Hãy suy nghĩ đến thời điểm hiện nay. Trong khi tôi đang phát biểu, Đại hội Đảng lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang diễn ra, với kết quả là một nhiệm kỳ giữ chức vụ thứ ba chưa từng có tiền lệ [cho Tổng Bí thư Tập Cận Bình]. Trung Quốc đang chuyển từ truyền thống về sự đồng thuận và chính sách đối ngoại sáng suốt kéo dài trong 30 năm sang một đường hướng có vẻ độc đoán hơn nhiều.

Mong muốn của chúng ta là tuân thủ trật tự dựa trên luật lệ quốc tế thay vì tạo ra một trật tự mới như các đối thủ tiềm tàng của chúng ta đề xuất thông qua các cụm từ nghe có vẻ vô hại như “thịnh vượng chung”. 

Đây là hệ thống mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giữ vị trí trung tâm và “mọi sự trong thiên hạ” được định đoạt thông qua chế độ chuyên quyền của nước này. Nền pháp trị không phải là điều chúng ta thấy ở Trung Quốc; mà ở đó pháp luật phục vụ cho người nắm quyền. Điều đó có nghĩa là, lấy một số cách diễn giải thứ phát của một luật pháp hoặc luật tục quốc tế, tuyên bố đó là luật của vũ trụ và sau đó hành động như thể nó là như vậy.

Hãy hiểu cho rõ công cuộc phục hưng có nghĩa là gì. Phục hưng dân tộc có nghĩa là đảng kiểm soát các nền kinh tế. Điều đó có nghĩa là hiện đại hóa quân đội để hỗ trợ công cuộc này. Và điều đó có nghĩa là thay đổi đường biên giới quốc tế bằng vũ lực. Đó là ý nghĩa thực sự của nỗ lực phục hưng dân tộc.

Là đồng minh và đối tác, chúng ta không thể bình thường hóa hành vi ác ý có chủ đích này của Trung Quốc và ĐCSTQ. Chúng ta thấy hành vi này dưới hình thức:

  • Sự bành trướng về quân sự ở Biển Đông.
  • Sự ép buộc và áp lực trong những vùng biển và bầu trời xung quanh Đài Loan.
  • Sự cưỡng ép quân sự và áp lực ở những vùng biển và bầu trời xung quanh quần đảo Senkaku. 
  • Các hành động quân sự dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế [chia tách Ấn Độ và Trung Quốc]. 
  • Đàn áp các quyền tự do và tự do ở Hồng Kông. 
  • Hành vi kinh tế trục lợi, từ đánh bắt cá bất hợp pháp đến trộm cắp tài sản trí tuệ đến bẫy nợ trên toàn thế giới, bao gồm cả cách Trung Quốc xử lý các bất đồng với Úc, Canada và Lithuania.

Vì vậy, vấn đề không phải là ngăn chặn sự tăng trưởng kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Vấn đề là đảm bảo rằng chúng ta, trong vai trò là những quốc gia tự do và có chủ quyền, đảm bảo những hành động và hành vi của mình không phá vỡ hòa bình và sự ổn định của khu vực hoặc trật tự dựa trên các quy tắc quốc tế.  

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button