Đông Nam ÁKhu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở / FOIP

Các đồng minh và đối tác khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bảo vệ quyền tự do hàng hải

Nhân viên DIỄN ĐÀN

Để bảo vệ các vùng biển chung trên toàn cầu, Hoa Kỳ cùng các đồng minh và đối tác của mình đã sẵn sàng bảo vệ các vùng biển quốc tế trong kỷ nguyên cạnh tranh chiến lược lâu dài này.

Các lực lượng của Hoa Kỳ sẽ phối hợp với các đồng minh và đối tác để bảo vệ quyền tự do quốc gia và áp đặt phí tổn đối với các bên đối lập bằng cách từ chối một cách hợp pháp việc vận chuyển hàng hỗ trợ chiến tranh thông qua các tuyến thông tin liên lạc toàn cầu trọng yếu bằng đường biển (SLOC).

Khả năng kiểm soát biển hiệu quả cho phép tự do hành động trên tất cả các lĩnh vực để bảo vệ các quyền hàng hải, ngăn chặn sự can thiệp bất hợp pháp, cũng như có khả năng từ chối việc bên đối lập sử dụng eo biển và những con đường bị hạn chế khác giữa các đại dương và các tuyến đường biển chính để phục vụ cho hoạt động thương mại và các mục đích khác.

Việc bảo vệ các SLOC giúp đảm bảo các tuyến đường thủy quan trọng luôn rộng mở cho tất cả các quốc gia để thực hiện hoạt động thương mại và tự do hàng hải, cũng như luôn được bảo vệ khỏi sự thù địch và tình trạng thương mại thiếu trung lập.

Ví dụ, nhiệm vụ của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) khẳng định rằng “Hoạt động thương mại của chúng tôi đòi hỏi sự ổn định về an ninh hàng hải và trật tự quốc tế vì Nhật Bản phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lực, thực phẩm và thị trường nước ngoài, mà những điều này lại có đến hơn 90% giao dịch thương mại phụ thuộc vào SLOC. Tuy nhiên, vẫn [tồn tại] những thách thức đối với việc sử dụng tự do các đại dương cũng như vấn đề tự do hàng hải, chẳng hạn như hành động đơn phương không phù hợp với trật tự quốc tế hiện có để khẳng định chủ quyền của các quốc gia, thường xuyên xảy ra cướp biển, khủng bố và buôn lậu trên biển.

Nhiệm vụ này nhấn mạnh “JMSDF tiến hành tuần tra, giám sát và huấn luyện hàng ngày để bảo vệ việc sử dụng an toàn và tự do các đại dương bởi đây là huyết mạch của Nhật Bản, đất nước được biển bao quanh”.

Tương tự như vậy, hơn 95% giao dịch thương mại quốc tế của Úc là bằng đường biển. Học thuyết của Hải quân Hoàng gia Úc (Royal Australian Navy – RAN) nhấn mạnh việc kiểm soát biển là “một tiền đề thiết yếu cho việc triển khai sức mạnh hàng hải, đặc biệt là cho việc tiến hành các hoạt động vận tải biển và đổ bộ cũng như cho việc hỗ trợ các lực lượng hoạt động trên bờ.” Hoạt động kiểm soát biển bao gồm kiểm soát không khí, bề mặt biển, cột nước dưới đáy biển, vùng ven biển và quang phổ điện từ, theo RAN.

Trong khi đó, Chiến lược Hàng hải giữa ba quân chủng của Hoa Kỳ xác lập vị trí phù hợp cho Quân chủng Hải quân Hoa Kỳ, bao gồm Hải quân, Thủy quân lục chiến và Tuần duyên, để chiếm ưu thế trong các cuộc cạnh tranh, khủng hoảng và xung đột hàng ngày, đồng thời đẩy nhanh việc xây dựng một lực lượng hải quân tích hợp trên tất cả các miền.

Với những giá trị chung sẵn có, các lực lượng đồng minh và đối tác đang phối hợp cùng nhau để chống lại các nỗ lực gây xói mòn hoạt động quản lý hàng hải quốc tế, từ chối việc tiếp cận các trung tâm hậu cần và hạn chế quyền tự do hàng hải.

Đặc biệt, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) tiếp tục ép buộc và đe dọa các quốc gia ở Biển Đông bằng cách đưa ra các tuyên bố hàng hải quá mức cũng như xây dựng các công trình nhân tạo và tiền đồn quân sự trong vùng lãnh thổ tranh chấp. Trung Quốc cũng đã nhiều lần can thiệp vào các tàu đánh cá của Việt Nam và các nhiệm vụ cung cấp của Philippines cho Bãi cạn Scarborough trong vùng đặc quyền kinh tế của Manila. Biển Đông cung cấp một tuyến thương mại quan trọng cho Indonesia, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc.

Lên án các hoạt động bất hợp pháp nhằm ngăn chặn sự suy thoái ở các vùng biển chung.

Việc hiểu biết về luật pháp quốc tế đóng vai trò cơ sở cho hoạt động kiểm soát trên biển sẽ giúp xác định và làm sáng tỏ khi xuất hiện một nỗ lực thực hiện kiểm soát trên biển trái với luật pháp quốc tế, chẳng hạn như khi một quốc gia can thiệp bất hợp pháp vào các quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác; khẳng định các tuyên bố hàng hải quá mức; hoặc gây ra những tương tác nguy hiểm với các tàu cũng như máy bay nước ngoài đang hoạt động hợp pháp trong vùng biển và không phận quốc tế.

USINDOPACOM và các lực lượng đồng minh cũng như đối tác đã tăng cường hoạt động hợp tác hàng hải thông qua các thỏa thuận quốc phòng tăng cường và các hoạt động chung. Các cuộc tập trận hải quân đa quốc gia, như Malabar, Vành đai Thái Bình Dương (Rim of the Pacific- RIMPAC) và Hợp tác và Huấn luyện Đông Nam Á (SEACAT), giúp tăng cường khả năng tương tác và quan hệ đối tác. (Ảnh: Các đơn vị vận hành của Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ tiến hành một cuộc diễn tập đổ bộ lên tàu, tìm kiếm và bắt giữ trong cuộc tập trận Malabar 2022 tại Yokosuka, Nhật Bản.)

Các quốc gia có cùng chí hướng cũng đang phối hợp cùng nhau để đảm bảo hoạt động di chuyển hàng hải, bao gồm cả việc tiến hành hoạt động tự do hàng hải thông thường qua eo biển Malacca và eo biển Đài Loan cũng như qua Biển Hoa Đông và Biển Đông để ngăn chặn những nỗ lực kiểm soát bất hợp pháp các nút thắt và SLOC. Trong năm qua, Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tập trận quân sự khiêu khích, bao gồm cả ở eo biển Đài Loan, nhằm cản trở hoạt động tự do hàng hải và làm gián đoạn quá trình vận chuyển thương mại.

Một phi công của Hải quân Hoa Kỳ theo dõi trực thăng MH-60S Seahawk ở eo biển Malacca trong cuộc tập trận Hợp tác và Huấn luyện Đông Nam Á (SEACAT) năm 2021. NGUỒN HÌNH ẢNH: HẠ SỸ QUAN BẬC 3 RICHARD CHO/HẢI QUÂN HOA KỲ

Việc bảo vệ SLOC cũng đảm bảo các tuyến đường thủy quan trọng được bảo vệ khỏi sự thù địch cũng như các hoạt động thương mại bất hợp pháp như hàng lậu và quân nhu bị cấm.

Các lực lượng Hoa Kỳ đang phối hợp với các đồng minh cũng như đối tác để chống lại các chiến lược gây xói mòn hoạt động quản lý hàng hải quốc tế và hạn chế quyền tự do hàng hải. Việc thúc đẩy sự hiểu biết rộng hơn về luật pháp quốc tế đóng vai trò cơ sở cho hoạt động kiểm soát trên biển sẽ giúp chống lại những nỗ lực can thiệp bất hợp pháp vào các quyền hàng hải của các quốc gia khác hoặc gây ra những tương tác nguy hiểm với tàu thuyền nước ngoài đang hoạt động hợp pháp trong vùng biển cũng như không phận quốc tế.

NGUỒN HÌNH ẢNH: HẠ SỸ QUAN BẬC 3 MACADAM KANE WEISSMAN/HẢI QUÂN HOA KỲ

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button