Chủ quyền Quốc giaChuyên mụcĐông Nam ÁKhu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở / FOIPTrên Toàn Khu Vực

Philippines đánh dấu lãnh thổ có chủ quyền

Philippines đã lắp đặt các phao và mở các trạm chỉ huy để khẳng định chủ quyền của mình ở vùng biển và các đảo nhỏ mà nước này tuyên bố chủ quyền ở vùng Biển Đông đang tranh chấp, Chuẩn đô đốc Artemio Abu, người đứng đầu Lực lượng Cảnh sát Biển Philippines (Philippine Coast Guard – PCG), cho biết vào tháng 5 năm 2022. 

PCG đã lắp đặt năm phao điều hướng, mỗi phao dài khoảng 9 mét và mang cờ quốc gia, gần các đảo Lawak, Likas, Parola và Pag-asa, ông Abu nói với một đài phát thanh địa phương, ca ngợi “thành công vang dội của việc lắp đặt các điểm đánh dấu chủ quyền của chúng ta”.

Ông cho biết PCG cũng đã thành lập các trạm quan sát chỉ huy trên đảo Lawak, Likas và Parola để tăng cường nhận thức về miền hàng hải của Manila ở Biển Đông, được gọi là Biển Tây Philippines ở Philippines. Ước tính lượng hàng hóa trong thương mại quốc tế trị giá khoảng 118,2 triệu tỷ đồng (5 nghìn tỷ đô la Mỹ) đi qua tuyến đường thủy mỗi năm. (Ảnh: Sĩ quan của lực lượng Cảnh sát Biển Philippines lắp đặt các công trình cho các trạm quan sát chỉ huy ở Biển Đông.)

Các tàu đánh cá của Việt Nam và Trung Quốc, cũng như các tàu của cảnh sát biển Trung Quốc, đã bị phát hiện gần Pag-asa, lãnh thổ lớn nhất thuộc quyền kiểm soát của Philippines và là nơi sinh sống của thường dân Philippines, ông nói.

Trước đó, các tàu của cảnh sát biển Trung Quốc đã chặn các tàu của Philippines trong các nhiệm vụ tiếp tế cho các tiền đồn do Thủy quân lục chiến Philippines canh giữ trong vùng biển tranh chấp, cùng với những vụ gây rối khác. 

Các tiền đồn PCG mới sẽ “cải thiện năng lực của chúng tôi trong việc thúc đẩy an toàn hàng hải, tìm kiếm và cứu hộ trên biển, và bảo vệ môi trường biển”, ông Abu cho biết.

Brunei, Malaysia, Philippines, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đài Loan và Việt Nam đều có các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Indonesia không coi mình là một bên trong các tranh chấp lãnh thổ nhưng có các tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna.

Một phán quyết vào năm 2016 của tòa án quốc tế đã khẳng định quyền chủ quyền của Manila đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa mở rộng và kết luận rằng những tuyên bố chủ quyền rộng khắp của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ vùng biển này là vô giá trị về mặt pháp lý.  Benar News

Những bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button