Các Vấn đề ChínhĐông Nam ÁKhu vựcNhững Khu vực Chung của Thế giới

Indonesia tăng cường Hải quân, giải quyết các thách thức an ninh với những năng lực được nâng cấp

Gusty Da Costa

Đối mặt với các mối đe dọa an ninh trong khu vực lân cận và các yêu cầu về công nghệ quốc phòng không ngừng thay đổi, chính phủ Indonesia đang tập trung vào việc nâng cao những năng lực của mình để đáp ứng các thách thức của năm 2023. Một khía cạnh quan trọng của nỗ lực này là hiện đại hóa các hệ thống vũ khí của đất nước và xây dựng các cơ sở và cơ sở hạ tầng cho Lực lượng Vũ trang, đặc biệt là Hải quân.

Chuẩn đô đốc Yudo Margono, trong ảnh, chỉ huy của Lực lượng Quốc phòng Indonesia (TNI), nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cân bằng giữa hai sáng kiến này. “Mỗi năm tài chính, TNI xây dựng một hệ thống vũ khí quân sự cho các tàu tuần tra, máy bay huấn luyện và người đi biển cho các thiết bị tuần tra của lực lượng thực thi pháp luật thuộc tất cả các cấp bậc,” ông Yudo đã phát biểu vào ngày 26 tháng 12 năm 2022, trong khi khánh thành 16 cơ sở và các đơn vị cơ sở hạ tầng được xây dựng bởi Hải quân. Ông nói thêm rằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ trong Hải quân cũng quan trọng như việc nâng cấp vũ khí của lực lượng này.

Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto cho biết trong một thông cáo vào ngày 3 tháng 1 năm 2023 rằng Indonesia sẽ “luôn luôn củng cố Hải quân”. Trong một cuộc họp với Tổng Tham mưu trưởng của Hải quân Indonesia Muhammad Ali, ông Prabowo đã thảo luận về tầm nhìn phát triển một “Hải quân chuyên nghiệp, hiện đại và mạnh mẽ” để đạt được sự sẵn sàng cao trong việc thực hiện các nhiệm vụ đã giao. Ông Ali nhắc lại rằng Hải quân đang tập trung vào việc tăng cường sức mạnh hoạt động của mình.

Bộ Quốc phòng đang làm việc với công ty đóng tàu PT PAL thuộc sở hữu nhà nước để sửa chữa và tăng cường năng lực của 41 tàu Hải quân. Ông Yudo cho biết, TNI cũng sẽ xem xét thiết bị quốc phòng và thay thế các hệ thống vũ khí lỗi thời, cho phép các nhà hoạch định xác định nhu cầu về thiết bị để đáp ứng mục tiêu lực lượng thiết yếu tối thiểu (minimum essential force – MEF) cho năm 2024. Ông nói, với sự quản lý ngân sách phù hợp của các đơn vị Hải quân, tới thời điểm đó có thể đạt tới 85% mục tiêu thực hiện.

Indonesia đang phải đối mặt với một loạt các thách thức và yêu cầu về an ninh, ông Khairul Fahmi, một chuyên gia quân sự thuộc Viện Nghiên cứu An ninh và Chiến lược của Jakarta, nói với DIỄN ĐÀN. Chúng bao gồm các cuộc xâm nhập bất hợp pháp của các thực thể nước ngoài vào các tuyến đường biển, lãnh hải và không phận của nước này; tội phạm xuyên quốc gia như khủng bố, cướp tàu, bắt giữ con tin và buôn lậu; và những cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các nước láng giềng.

“Indonesia phải tập trung vào việc phát triển các công nghệ và hệ thống vũ khí mới mà có thể sánh ngang với năng lực của các quốc gia khác trong khu vực”, ông Khairul nói. “Điều này bao gồm đầu tư vào phòng thủ mạng, các hệ thống không người lái và vũ khí dẫn đường chính xác”.

Khả năng tự lực trong ngành công nghiệp quốc phòng là yếu tố cốt lõi, theo ông Jan Pieter Ate, một thiếu tướng đã nghỉ hưu của TNI kiêm cựu giám đốc phụ trách công nghệ và công nghiệp tại Bộ Quốc phòng của quốc gia này. “Indonesia có tiềm năng trở thành một đối trọng lớn trong ngành công nghiệp quốc phòng toàn cầu, nhưng nước này cần tập trung vào việc phát triển công nghệ của riêng mình và xây dựng các hệ thống vũ khí của riêng mình”, ông nói với DIỄN ĐÀN. “Điều này sẽ không chỉ cải thiện các năng lực quốc phòng của đất nước mà còn tạo ra công ăn việc làm và thúc đẩy nền kinh tế”.

Gusty Da Costa là một cộng tác viên của DIỄN ĐÀN đưa tin từ Indonesia.

 

NGUỒN HÌNH ẢNH: CÁC LỰC LƯỢNG QUỐC PHÒNG INDONESIA

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button