Triển lãm công nghệ quân sự năm trong 2022 thể hiện cam kết về hoạt động đổi mới trong năm tới

Nhân viên của DIỄN ĐÀN
Từ việc ra mắt máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider của Hoa Kỳ đến các hoạt động huấn luyện về nhiều miền ở cấp độ đa quốc gia, trong năm 2022 các quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã thể hiện những cam kết của họ về các tiến bộ trong công nghệ quân sự và nêu rõ kế hoạch về việc mở rộng sự đổi mới trong năm tới.
Một trong những thông báo lớn nhất đến từ Hoa Kỳ, nhằm giới thiệu B-21 Raider, trong ảnh, vào tháng 12. Thông báo này đánh dấu việc công bố một máy bay ném bom mới của Hoa Kỳ lần đầu tiên trong hơn 30 năm qua và đại diện cho phản ứng của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trước những lo ngại đang gia tăng về cuộc xung đột trong tương lai với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc).
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin phát biểu: “Đây không phải là một chiếc máy bay bình thường”. “Đây là hiện thân của sự quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ nền cộng hòa mà tất cả chúng ta đều trân quý.”
Vào đầu năm 2022, các nhà lãnh đạo quân đội từ Úc, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã họp tại New Delhi để nhấn mạnh vai trò của công nghệ trong khả năng răn đe tích hợp và chia sẻ những cách thức để thúc đẩy đổi mới nhằm tăng cường an ninh.
“Các giá trị và lợi ích chung của chúng ta mang chúng ta đến với nhau”, Chuẩn Đô đốc John Aquilino, Chỉ huy của Bộ Tư lệnh khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ (U.S. Indo-Pacific Command – USINDOPACOM), đã phát biểu trong hội nghị. “Tất cả các hình thức công nghệ đều áp dụng trong lĩnh vực quân sự. Tất cả các quốc gia đều đang sử dụng mọi khía cạnh để cố gắng đạt được lợi thế.”
Trung Quốc cũng nằm trong số đó. Nước này đang trên lộ trình hướng tới mục tiêu đến năm 2035 sẽ có 1.500 vũ khí hạt nhân trong khi đạt được những thành tựu trong các năng lực siêu thanh, chiến tranh mạng và không gian vũ trụ, theo The Associated Press (AP). Những bước tiến như vậy của Trung Quốc đem đến “thách thức mang tính hệ thống và nghiêm trọng nhất đối với nền an ninh quốc gia của Hoa Kỳ cũng như hệ thống quốc tế tự do và rộng mở”, theo báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng về Trung Quốc.
Các quốc gia bên ngoài khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cũng đang đối mặt với những thách thức đó. Ví dụ, chính phủ Ecuador đã chuyển sang công nghệ của Canada vào tháng 6 để theo dõi hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của đội tàu Trung Quốc xung quanh quần đảo Galápagos. Công ty công nghệ vũ trụ MDA, có trụ sở tại Brampton, Ontario, đã cung cấp dịch vụ theo dõi bằng vệ tinh, viễn thám và khả năng tổng hợp một lượng lớn dữ liệu cho Hải quân Ecuador. Lực lượng này đã phát hiện 180 tàu Trung Quốc gần vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo, theo Diálogo Américas, một ấn phẩm của Bộ Tư lệnh miền Nam Hoa Kỳ, đưa tin.
“Đối với tôi, đây có vẻ là dấu hiệu rất tích cực khi Ecuador có loại thỏa thuận này với các công ty hoặc quốc gia cộng tác trên các hệ thống công nghệ để phát hiện các đội tàu này”, ông Milko Schvartzman, một chuyên gia bảo tồn biển người Argentina đồng thời là thành viên của tổ chức phi chính phủ Círculo de Politicas Ambientales, cho biết. Tổ chức này có mục tiêu là củng cố các chính sách môi trường và thúc đẩy bảo vệ hệ sinh thái, theo Diálogo Américas.
Ở Đông Bắc Á, căng thẳng vẫn ở mức cao khi Bắc Triều Tiên tiếp tục tiến hành một loạt các vụ thử tên lửa trong suốt năm 2022. Mối đe dọa này đã thúc đẩy các quan chức Hàn Quốc và Hoa Kỳ thảo luận về việc mở rộng cuộc tập trận Silent Shark trong năm 2023. Silent Shark tích hợp các thiết bị chiến đấu chống tàu ngầm của Hoa Kỳ và Hàn Quốc để tăng cường khả năng tương tác. Các cuộc tập trận, được tiến hành lần đầu vào năm 2007, có thể sẽ lớn hơn các cuộc tập trận trước đây, theo tờ The Korea Times.
Ở Nam Á, trong tháng 12, Ấn Độ đã tổ chức lễ ra mắt con tàu đầu tiên trong số tám tàu tác chiến nước nông chống tàu ngầm. Được Garden Reach Shipbuilders and Engineers xây dựng cho Hải quân Ấn Độ, con tàu này được đặt tên là Arnala để biểu thị tầm quan trọng hàng hải chiến lược mà đức vua chiến binh Chhatrapati Shivaji Maharaj của Đế chế Maratha trao cho hòn đảo Arnala, theo The Indian Express.
Các tàu lớp Arnala được thiết kế cho các hoạt động chống tàu ngầm ở vùng biển ven bờ và các hoạt động hàng hải cường độ thấp, bao gồm giám sát dưới mặt nước ở vùng biển ven bờ, theo trang web Current Affairs của Ấn Độ.
Trong năm này, người ta cũng thấy sự tiến triển trong quan hệ đối tác an ninh của Úc, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, được gọi là AUKUS. Hiệp ước này đang giúp Úc có được tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân thông qua việc cung cấp công nghệ và khả năng triển khai các tàu.
Theo USINDOPACOM, vào tháng 12, các đại biểu từ ba quốc gia đã đến thăm một nhà máy đóng tàu tư nhân ở Hoa Kỳ mà đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và gặp gỡ các chuyên gia để thảo luận về các kỹ năng và kiến thức kỹ thuật cần thiết để chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Theo USINDOPACOM, chuyến thăm này đã hỗ trợ ý định của Úc trong việc phát triển một bãi đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và thiết lập một lực lượng lao động Úc với các kỹ năng, đào tạo và trình độ cần thiết để xây dựng, vận hành và duy trì một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có trang bị vũ khí thông thường. Các thành viên của AUKUS đã nhấn mạnh rằng thỏa thuận của họ sẽ không cung cấp vũ khí hạt nhân cho Úc.
“Đây là việc đầu tư vào nguồn sức mạnh lớn nhất của chúng ta — các liên minh của chúng ta”, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã phát biểu về AUKUS, theo USINDOPACOM, “và nâng cấp những liên minh đó để đối đầu tốt hơn với các mối đe dọa của hôm nay và ngày mai”.
HÌNH ẢNH: THE ASSOCIATED PRESS