Các Vấn đề ChínhCâu chuyện Nổi bậtĐông Bắc ÁKhu vựcKhu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở / FOIP

Những hành vi khiêu khích của PLA ở Eo biển Đài Loan có thể làm nền kinh tế toàn cầu suy sụp

Nhân viên của DIỄN ĐÀN

Quân đội Giải phóng Nhân dân (People’s Liberation Army – PLA) của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cử con số kỷ lục là 18 máy bay ném bom hạt nhân bay trên Eo biển Đài Loan vào giữa tháng 12 năm 2022, một nỗ lực nữa nhằm gây áp lực lên hòn đảo được quản lý theo thể thức dân chủ mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) tuyên bố là của mình. PLA thường xuyên vượt qua đường trung tuyến — từng được coi là biên giới không chính thức giữa Đài Loan và Trung Quốc — kể từ khi tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật vào tháng 8 năm 2022 bao quanh Đài Loan. Hành động khiêu khích này, được một số người coi là diễn tập cho một cuộc bao vây hoặc tấn công, làm gia tăng căng thẳng ở một trong những tuyến đường vận chuyển quan trọng nhất thế giới.

Theo tờ báo về tin tức tài chính Bloomberg, gần một nửa số tàu công-te-nơ của thế giới đã đi qua Eo biển Đài Loan vào năm 2022, bao gồm gần 90% những con tàu lớn nhất tính theo trọng tải. Tuyến đường thủy rộng 180 kilomet này là một tuyến đường chính cho những loại hàng hóa như thiết bị bán dẫn quan trọng, dầu thô và các sản phẩm tiêu dùng từ các trung tâm sản xuất ở khu vực Đông Á đến châu Âu, Hoa Kỳ và các thị trường khác.

Một tuyến đường khác đưa tàu thuyền đến phía đông Đài Loan và qua Eo biển Luzon ở Biển Philippines. Nhưng mùa mưa bão khiến tuyến đường đó trở nên rủi ro cho quá trình vận chuyển. Không có khu vực nào trên thế giới gặp nhiều bão nhiệt đới hơn khu vực xung quanh Philippines.

Trung Quốc góp phần làm cảm giác bất an xung quanh Eo biển Đài Loan không chỉ qua những hoạt động quân sự hung hăng mà còn với những tuyên bố chủ quyền vô căn cứ. Vào tháng 6 năm 2022, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng Eo biển Đài Loan không phải là vùng biển quốc tế, mà “là vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp và vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc theo thứ tự đó”. Theo Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc, mà Trung Quốc là một bên tham gia công ước, eo biển này chứa các vùng biển và không phận quốc tế nằm ngoài lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào, đảm bảo cho tàu bè và máy bay được tự do đi qua.

Những hành động đe dọa của Bắc Kinh đối với hiện trạng có nguy cơ gây tổn hại nặng nề cho các chuỗi cung ứng toàn cầu mà vẫn đang chuệch choạch vì những gián đoạn do COVID-19. Đây cũng là nguyên nhân góp phần tạo ra tình trạng lạm phát ở mức kỷ lục trên toàn thế giới. Một triệu thùng dầu thô và các sản phẩm liên quan đi qua Eo biển Đài Loan mỗi ngày, nhà phân tích Anoop Singh thuộc Braemar Shipping Services nói với tờ The Financial Times vào tháng 8 năm 2022. (Ảnh: Tàu công-te-nơ đi qua Eo biển Đài Loan gần đảo Pingtan ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.)

Đài Loan sản xuất phần lớn các thiết bị bán dẫn cho thế giới. Sản phẩm này đóng vai trò thiết yếu đối với các sản phẩm từ điện thoại thông minh đến máy giặt, xe cộ và thiết bị y tế, và các chuyên gia cho biết các nhà sản xuất trên toàn cầu sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm các nhà cung cấp thay thế nếu ngành công nghiệp vi mạch của hòn đảo này bị gián đoạn trong một thời gian dài. “Nhiều công ty sẽ phải dừng sản xuất”, ông Gareth Leather, chuyên gia cao cấp về kinh tế châu Á tại Capital Economics đã viết. “Với quy mô của ngành công nghiệp điện tử ở một số khu vực của châu Á và ngành công nghiệp động cơ ở một số khu vực của châu Âu, các nền kinh tế đặc biệt dễ phải chịu tác động.”

Sự leo thang của những căng thẳng ở hai bên eo biển cũng có thể khiến giá cả của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ kỹ thuật số tăng lên. “Căng thẳng dâng cao về vấn đề Đài Loan sẽ tạo ra một cú sốc nữa về nguồn cung, thậm chí còn giữ lạm phát ở mức cao trong thời gian dài hơn”, ông Leather viết vào tháng 8 năm 2022. Các nhà phân tích khác chỉ ra những hệ quả u ám hơn từ sự gây hấn của Trung Quốc nhằm vào Đài Loan. Ông Dan Nystedt, phó chủ tịch của TriOrient Investments, nói với tờ The Financial Times: “Trong trường hợp xảy ra thảm họa mà thực sự khiến Đài Loan phải ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian, tôi thực sự không biết chuỗi cung ứng toàn cầu cho ngành công nghệ sẽ làm thế nào để có thể tồn tại”.

HÌNH ẢNH: REUTERS

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button