Tổng thống Biden cho biết, Hiệp ước Hoa Kỳ-ASEAN nhằm giải quyết ‘những vấn đề lớn nhất trong thời đại chúng ta’

Reuters
Vào giữa tháng 11 năm 2022, những người đứng đầu các chính phủ ở Đông Nam Á đã tổ chức các cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo toàn cầu đang ở thăm bao gồm Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, người đã hoan nghênh việc ra mắt một hiệp ước giữa Hoa Kỳ và Liên minh các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) như một bước quan trọng để hướng đến giải quyết “các vấn đề lớn nhất trong thời đại chúng ta”.
Trong chuyến thăm đầu tiên đến Đông Nam Á kể từ khi nhậm chức vào tháng 1 năm 2021, Tổng thống Biden cho biết khu vực này là trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của chính quyền ông và Washington đang cam kết các nguồn lực, không chỉ những lý lẽ nói suông, theo một Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mới.
Ông nói: “Chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết những vấn đề lớn nhất trong thời đại của chúng ta, từ biến đổi khí hậu đến an ninh y tế, để bảo vệ trật tự dựa trên luật lệ trước mối đe dọa to lớn” khi mở đầu một cuộc họp ở Campuchia với các nhà lãnh đạo của ASEAN gồm 10 thành viên. (Ảnh: Các nhà lãnh đạo đứng chụp ảnh trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ 10 tại Phnom Penh, Campuchia, vào tháng 11 năm 2022.)
“Chúng ta sẽ xây dựng một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, ổn định và thịnh vượng, kiên cường và an toàn”, Tổng thống Biden nói thêm.
Sự kiện này là sự kiện đầu tiên trong một loạt các hội nghị thượng đỉnh kéo dài một tuần ở Đông Nam Á dự kiến sẽ thảo luận về các vấn đề toàn cầu bao gồm cuộc chiến ở Ukraina, biến đổi khí hậu và những căng thẳng trong khu vực về Eo biển Đài Loan, Biển Đông và các vụ phóng thử tên lửa của Bắc Triều Tiên. Thủ tướng Úc Anthony Albanese, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cũng góp mặt.
Ông Yoon đã đề xuất một cơ chế đối thoại với Nhật Bản và Trung Quốc để giải quyết các cuộc khủng hoảng như ảnh hưởng của chiến tranh đối với an ninh lương thực và năng lượng, cũng như vấn đề biến đổi khí hậu.
Ông Yoon và ông Kishida cũng chỉ trích những cố gắng của Bắc Triều Tiên nhằm đẩy mạnh năng lực hạt nhân và tên lửa của nước này, gọi đây là một mối đe dọa nghiêm trọng và không thể chấp nhận được.
Trong một cuộc trao đổi riêng với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (Li Keqiang), ông Kishida cho biết Nhật Bản và Trung Quốc nên nỗ lực hướng tới việc phát triển mối quan hệ “có tính xây dựng và ổn định”.
Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng đã đưa ra một “cảnh báo” cho chính phủ quân đội của quốc gia thành viên Miến Điện, những người đã bị cấm tham dự hội nghị thượng đỉnh này, là họ cần đạt được tiến bộ có thể đo lường được về một kế hoạch hòa bình gần hai năm sau khi họ giành quyền lực trong một cuộc đảo chính.
HÌNH ẢNH: REUTERS