Câu chuyện Nổi bậtĐông Bắc ÁĐông Nam ÁKhu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở / FOIP

Philippines bảo vệ bãi cạn chiến lược trước các chiến thuật vùng xám của Bắc Kinh

Tom Abke

Philippines đã và đang kết hợp các hoạt động ngoại giao, viện đến pháp quyền và duy trì sự hiện diện kiên định của lực lượng hải quân để bảo vệ (Bãi Cỏ Mây) Second Thomas Shoal, một hòn đảo trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này, trước các chiến thuật vùng xám hòng gây áp lực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc). Theo tin tức địa phương, lực lượng cảnh sát biển và các tàu dân quân biển Trung Quốc đã dựa vào tuyên bố sai trái rằng bãi cạn ở Biển Đông là lãnh thổ Trung Quốc để bao vây bãi cạn này trong nhiều tháng.

Ông Chester Cabalza, chủ tịch của Cơ quan Phát triển và Hợp tác An ninh Quốc tế của Manila, nói với DIỄN ĐÀN, “Bãi cạn Ayungin là một cửa ngõ chiến lược dẫn ra Bãi Cỏ rong (Reed Bank), được cho là có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên dồi dào”. Ông nhắc đến bãi cạn này với tên nó được gọi ở Philippines. “Do đó, đây là một phần chiến lược trong EEZ của Philippines”.

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn trên cơ sở “đường chín đoạn” mà chế độ của nước này tự ý đưa ra. Tuyên bố đó đã bị Tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế phán quyết là không có hiệu lực về mặt pháp lý vào năm 2016 theo Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc, trong đó quy định các quốc gia có vùng EEZ kéo dài 200 hải lý từ bờ biển và được độc quyền khai thác tài nguyên biển trong EEZ của mình.

Tàu BRP Sierra Madre của Hải quân Philippines, trong ảnh, một tàu đổ bộ thời Chiến tranh thế giới thứ hai, đã được neo đậu tại bãi cạn này từ năm 1999 trong vai trò là một tiền đồn phòng thủ để đánh dấu hòn đảo này là nằm trong EEZ của Philippines, ông Cabalza cho biết. Lực lượng Thủy quân lục chiến và Thủy thủ Philippines phục vụ ở tiền đồn, nơi đã bị các tàu của Trung Quốc chèn ép, thỉnh thoảng lại cắt nguồn cung cấp thực phẩm và nước tiếp tế cho bãi cạn.

Ông cho biết hầu hết các tàu Trung Quốc được triển khai xung quanh bãi cạn là lực lượng cảnh sát biển hoặc dân quân hàng hải, gọi chiến thuật của họ là một phần của chiến lược nhằm đánh bật Philippines và chiếm lấy quyền sở hữu bất hợp pháp cho Bắc Kinh. Trung Quốc đã sử dụng chiến lược tương tự trong năm 2012 để giành được quyền kiểm soát đối với bãi cạn Scarborough, một bãi cạn khác nằm trong EEZ của Philippines, ông Cabalza nói thêm.

Báo Philippine Daily Inquirer đưa tin rằng, vào cuối tháng 4 năm 2022, các tàu của Trung Quốc đã sử dụng lưới đánh cá và phao để chặn hai tàu tiếp tế và tàu hộ tống của Lực lượng Cảnh sát Biển Philippines, không cho họ tiếp cận tàu BRP Sierra Madre. Vào ngày 10 tháng 6 năm 2022, chính phủ Philippines đã đệ đơn ngoại giao trình bày rằng các tàu của Trung Quốc không có quyền đánh bắt cá xung quanh Bãi cạn Ayungin Shoal hoặc giám sát hay can thiệp vào các hoạt động của Philippines ở đó.

Một tuần sau, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã kêu gọi Trung Quốc “chấm dứt các hành động khiêu khích và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông,” viện dẫn Bãi Cỏ Mây và Rạn san hô Whitsun, một bãi đất khác trong EEZ của Philippines, nơi khoảng 100 tàu của Trung Quốc đã tụ tập vào tháng 4 năm 2022.

Philippines và Hoa Kỳ đã là đồng minh quân sự kể từ năm 1951.

Vào cuối tháng 6 năm 2022, Lực lượng Cảnh sát Biển Philippines đã tiếp tế cho tàu BRP Sierra Madre và luân chuyển thủy thủ đoàn của tàu, nhưng chỉ sau khi một tàu cảnh sát biển Trung Quốc gần đó truyền tin sai lệch qua sóng vô tuyến rằng tàu của Philippines đang ở trong lãnh thổ của Trung Quốc và, do đó, cần được cho phép thì mới được tiến hành các hoạt động của mình, báo The Star của Manila đưa tin.

Ông Cabalza mô tả sự kết hợp của Manila giữa hoạt động ngoại giao, sự hợp tác và sự hiện diện của lực lượng hải quân là “chiến thuật tốt nhất” để đối phó với sự hung hăng của Bắc Kinh. Bằng cách “phô trương sức mạnh quân sự của mình” xung quanh Bãi Cỏ Mây và các bãi đất khác, ông cho biết, Bắc Kinh có thể sẽ châm ngòi cho sự phản đối từ các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, bao gồm Malaysia, Đài Loan và Việt Nam.

HÌNH ẢNH: REUTERS

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button