Đông Bắc ÁNhững Mâu thuẫn / Căng thẳng

Lập trường của Nga về cuộc chiến Ukraina làm lung lay những hứa hẹn sẽ đoàn kết của các tổng thống G-20 tại hội nghị thượng đỉnh

Nhân viên của DIỄN ĐÀN

Những nỗ lực của nhóm 20 quốc gia để đoàn kết các quốc gia thành viên đã bị đình trệ trong cuộc họp hai ngày của các bộ trưởng ngoại giao vào tháng 7 năm 2022, phần lớn là do Nga từ chối chấm dứt cuộc chiến ở Ukraina. Tuy nhiên, theo một số người tham gia cuộc họp, họ đã đạt được một số tiến triển nhằm làm giảm căng thẳng.

Theo Agence France-Presse đưa tin, Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây đã tìm cách gây áp lực lên Nga tại các cuộc đàm phán về “cuộc chiến cố ý vô cớ và vô lý” của nước này ở Ukraina, nhưng Đặc phái viên của Nga Sergei Lavrov đã không hề nhân nhượng.

Mặc dù ông Lavrov vài lần rời khỏi cuộc họp, nhưng các bộ trưởng ngoại giao từ tất cả các quốc gia thuộc G-20 đều đã trực tiếp tham dự cuộc họp kéo dài hai ngày, theo thông tin từ Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi.

“Việc có thể tập hợp tất cả các bên quan trọng trong cùng một căn phòng và tổ chức các cuộc thảo luận là một thành tựu”, bà Marsudi nói với hãng tin Antara.

Trong năm 2022, Indonesia giữ chức chủ tịch luân phiên của G-20, nhóm bao gồm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới: Argentina, Úc, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Mexico, Nga, Ả Rập Xê Út, Nam Phi, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, cũng như Liên minh Châu Âu.

Bà Marsudi cho biết G-20 có trách nhiệm phải kiểm soát tình trạng thiếu hụt “được cảm nhận trên toàn cầu về thực phẩm, năng lượng và không gian vật lý” đồng thời giúp đỡ các quốc gia nghèo hơn và đang phát triển, đặc biệt là những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc chặn các mặt hàng ngũ cốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

“Thành thật mà nói, chúng ta không thể phủ nhận rằng việc các quốc gia trên thế giới ngồi lại với nhau đã trở nên khó khăn hơn,” bà Marsudi nói, “thế giới đang dõi theo chúng ta, vì vậy chúng ta không được phép thất bại”.

Theo tờ The Straits Times,Tổng thống Indonesia Joko “Jokowi” Widodo đã và đang cố gắng để đoàn kết G-20 và khuyến khích ông Putin nới lỏng vòng kiềm tỏa với những mặt hàng lúa mì xuất khẩu của Ukraina. Ông đã đến thăm Ukraina và Nga trước cuộc họp của G-20. Cuối năm nay, ông Widodo sẽ tiếp quản ghế chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, từ Thủ tướng Campuchia Hun Sen.

Các nhà phân tích cho biết trong những tháng gần đây, và tại cuộc họp G-20, Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu đã cố gắng tập hợp ý chí chính trị toàn cầu để trừng phạt Nga vì cuộc xâm lược ở Ukraina, nhưng để thành công thì hành động này vẫn cần sự ủng hộ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) và các quốc gia khác, bao gồm Brazil và Ấn Độ.

Theo báo The New York Times, vào cuối hội nghị thượng đỉnh G-20, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken, trong ảnh, bên phải, đã gặp Ủy viên Hội đồng Nhà nước của Trung Quốc và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị trong năm giờ vào ngày 9 tháng 7 năm 2022, nhằm cố gắng để cô lập Nga và kiềm tỏa Trung Quốc quyết liệt hơn.

Ông Blinken nói với các phóng viên sau cuộc họp: “Tôi đã cố gắng truyền đạt cho ủy viên hội đồng nhà nước [ông Vương] rằng đây thực sự là thời điểm mà tất cả chúng ta phải đứng lên” để lên án cuộc xâm lược của Nga.

“Tôi sẽ bắt đầu với đề xuất rằng việc duy trì thái độ trung lập khi đề cập đến cuộc xâm lược này khá là khó”, ông Blinken cho biết. Ông đã nhắc đến cam kết của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình về mối quan hệ đối tác với ông Putin, bắt đầu vào tháng 2 năm 2022 và việc hai lực lượng quân đội tiến hành các cuộc tập trận chung vào tháng 5.

“Có một kẻ xâm lược rõ ràng. Có một nạn nhân rõ ràng”, ông Blinken nói.

Về phần mình, ông Vương đã thúc giục Hoa Kỳ ngừng chỉ trích hệ thống chính trị của ĐCSTQ và khôi phục các chính sách ngăn chặn được sử dụng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Ông cũng đã tận dụng một luận điệu của Nga và khẳng định rằng “do đó, nhiều người tin rằng Hoa Kỳ đang dung túng cho một ‘thái độ bài xích Trung Quốc’ ngày càng tăng.” Các quan chức Nga thường viện đến “thái độ bài xích Nga” ở Hoa Kỳ trong luận điệu của mình.

Theo Reuters đưa tin,ông Vương đã kêu gọi Hoa Kỳ dỡ bỏ thuế quan và ngừng áp đặt các biện pháp trừng phạt lên hàng hóa và công ty Trung Quốc.

Theo The Associated Press (AP), ông Blinken đã giữ vững lập trường của mình trước ông Vương trên nhiều khía cạnh quan trọng, ví dụ như việc thể hiện “mối quan ngại sâu sắc của Hoa Kỳ về những luận điệu và hoạt động ngày càng hung hãn của Bắc Kinh nhằm vào Đài Loan”.

Ông Blinken cũng cho biết mình và ông Vương đã thảo luận về cách cải thiện sự hợp tác giữa hai nước về các vấn đề như khủng hoảng khí hậu, an ninh lương thực, y tế toàn cầu và cuộc chiến chống buôn bán ma túy, theo AP đưa tin.

Về phần Hoa Kỳ, “Chúng tôi cam kết sẽ quản lý mối quan hệ này, cuộc ganh đua này một cách có trách nhiệm như thế giới mong đợi chúng tôi sẽ làm”, ông Blinken nói.

Ông Vương nói hai quốc gia cần hợp tác với nhau để đảm bảo rằng mối quan hệ của họ sẽ đi đúng hướng, theo AP đưa tin.

Theo tin từ Bloomberg, tại cuộc họp ở Bali, ông Blinken và ông Vương đã chuẩn bị cho một cuộc điện đàm giữa Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và ông Tập Cận Bình trong những tuần tới. Hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ gặp nhau vào tháng 11 để thảo luận về mối quan hệ giữa hai nước, The New York Times đưa tin.

HÌNH ẢNH: THE ASSOCIATED PRESS

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button