Câu chuyện Nổi bật

Máy bay chiến đấu tàng hình, tên lửa hành trình, vũ khí siêu thanh là những ưu tiên quốc phòng hàng đầu của Nhật Bản

Felix Kim

Theo các quan chức quốc phòng và tin bài trên phương tiện truyền thông, ngành công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng tốc vào năm 2022 để đối phó với các mối đe dọa ngày càng tăng từ Bắc Triều Tiên và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc). Ngoài ra, việc tăng tốc còn nhằm gia tăng khả năng tự lực về quốc phòng cho nước này.

Máy bay chiến đấu tàng hình, tên lửa hành trình tầm xa, máy bay chiến đấu không người lái và vũ khí siêu thanh đứng đầu trong danh sách các sản phẩm tiên tiến đang được phát triển. Trong khi đó, một văn phòng mới trong Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ hướng dẫn và hỗ trợ ngành công nghiệp quốc phòng của nước này.

“Với môi trường an ninh ngày càng gay gắt và sự tiến bộ nhanh chóng của đổi mới công nghệ, điều cực kỳ cần thiết là phải tập trung vào việc duy trì và củng cố ngành công nghiệp quốc phòng và các cơ sở công nghệ để hoàn thiện nền quốc phòng của Nhật Bản”, Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi đã phát biểu tại cuộc họp báo cuối năm vào ngày 28 tháng 12 năm 2021.

Ông Kishi cho biết Văn phòng Chính sách Công nghiệp Quốc phòng mới sẽ là một phần của Phòng Chính sách Thiết bị thuộc Cơ quan Mua sắm, Công nghệ và Hậu cần Nhật Bản (Acquisition, Technology and Logistics Agency – ATLA). Mục tiêu bao trùm của văn phòng này sẽ là “duy trì, củng cố và phục hồi khả năng cạnh tranh và năng lực công nghệ của ngành công nghiệp quốc phòng.”

Theo các tài liệu của cơ quan này, ATLA được thành lập vào năm 2015 — một năm sau khi các hạn chế theo hiến pháp của Nhật Bản về xuất khẩu vũ khí được dỡ bỏ — để đẩy mạnh lĩnh vực quốc phòng của nước này bằng cách thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và giao dịch công nghệ với các quốc gia hữu hảo. Các nhà sản xuất quốc phòng hàng đầu của Nhật Bản làm việc với ATLA để phát triển những thiết bị quốc phòng.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-X được đề xuất, gọi là máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, là chương trình phòng thủ lớn nhất hiện nay của Nhật Bản và dự kiến sẽ thay thế phi đội gồm khoảng 90 máy bay chiến đấu Mitsubishi F-2 của quốc gia này, theo tạp chí Defense News đưa tin. Sau khi Mitsubishi Heavy Industries (MHI) hoàn thành mẫu thiết kế và các kế hoạch sản xuất, Nhật Bản đặt mục tiêu chế tạo nguyên mẫu F-X đầu tiên vào năm 2024, với việc thử nghiệm bay dự kiến sẽ được tiến hành vào năm 2028. Tokyo dự tính đến năm 2035 sẽ chi khoảng hơn một nghìn tỷ đồng (48 tỷ đô la Mỹ) cho máy bay chiến đấu này.

Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, Trung Quốc có hơn 1.000 máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư có khả năng đạt tốc độ siêu thanh, gấp ba lần số máy bay mà Nhật Bản có.

Theo tin từ Defense News, MHI, với sự hợp tác của Subaru Corp, cũng đang phát triển một máy bay chiến đấu không người lái được gọi là “phi công yểm trợ trung thành”. Theo dự kiến, máy bay không người lái này sẽ hoạt động song song với F-X, cả trong vai trò trinh sát lẫn chiến đấu và mang theo các tên lửa không-đối-không.

Để hỗ trợ các chuyến bay không người lái, Bộ Quốc phòng đã dành 550 tỷ đồng (24,3 triệu đô la Mỹ) cho công nghệ từ xa và công nghệ điều khiển chuyến bay, đồng thời thêm 43 tỷ đồng (1,9 triệu đô la Mỹ) cho trí tuệ nhân tạo.

MHI cũng đang hợp tác với ATLA để phát triển vũ khí siêu thanh, bao gồm một tên lửa hành trình và một đầu đạn lượn, theo ấn phẩm quốc phòng Janes. Các hệ thống dự kiến sẽ sẵn sàng để triển khai vào giữa thập niên 2020. Những vũ khí siêu thanh này có thể cho phép Nhật Bản bắn trúng các cơ sở quân sự đối đầu để ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm tàng từ Bắc Triều Tiên hoặc Trung Quốc.

MHI cũng đang phát triển một tên lửa hành trình thông thường tầm xa có khả năng bắn trúng các mục tiêu ở khoảng cách vượt quá 1.000 kilomet, theo tin từ tạp chí tin tức Nikkei Asia của Nhật Bản. Tên lửa này sẽ có tầm bắn gấp tới 10 lần so với tên lửa hành trình hiện tại của Lực lượng Tự vệ Nhật Bản và sẽ đóng vai trò như một biện pháp răn đe. (Ảnh: Các lực lượng Nhật Bản phóng thử một tên lửa hành trình ICBM được phát triển nội địa.

Theo The Associated Press đưa tin, trích dẫn các quan chức quốc phòng Nhật Bản, quyết định sử dụng tên lửa được phát triển nội địa của Tokyo có thể làm giảm chi phí và giảm sự phụ thuộc của quốc gia này vào tên lửa hành trình tầm xa do Hoa Kỳ sản xuất.

 

HÌNH ẢNH: BỘ QUỐC PHÒNG NHẬT BẢN

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button