Câu chuyện Nổi bậtĐông Nam ÁHoạt động Trái phép

Lào triệt phá đường dây ma túy đá lớn khi Liên Hợp Quốc cảnh báo về những thách thức an ninh

The Associated Press

Cảnh sát ở Lào đã thực hiện vụ bắt giữ ma túy đá thứ hai với số lượng cực lớn trong vòng ba tháng, một diễn biến mà một chuyên gia của Liên Hợp Quốc về buôn bán ma túy bất hợp pháp cho biết phản ánh một thách thức an ninh ở Đông Nam Á.

Ông Jeremy Douglas, đại diện khu vực của Văn phòng Liên Hợp Quốc về Ma túy và Tội phạm, cho biết vụ tịch thu vào tháng 1 năm 2022 gồm 36,5 triệu viên methamphetamine (ma túy đá) ở tỉnh Bokeo nằm về phía tây bắc là vụ lớn thứ hai của khu vực sau khi 55,6 triệu viên ma túy đá đã bị thu giữ vào tháng 10 năm 2021 trong cùng tỉnh này.

Ông cảnh báo rằng hoạt động sản xuất và buôn bán ma túy đã tăng vọt ở khu vực Sông Mê Kông, nơi xảy ra vụ bắt giữ, đòi hỏi những nỗ lực mạnh mẽ để kiểm soát tình hình.

Ông nói: “Tội phạm có tổ chức coi khu vực Mê Kông như một sân chơi — ở đây có tất cả các yếu tố chúng tìm kiếm”.

Đài phát thanh An ninh Lào, một đài phát thanh nhà nước, đưa tin rằng bốn cư dân của tỉnh đã bị bắt ở huyện Huay Xai trong một cuộc đột kích mà cũng đã thu giữ được 590 kilogram tinh thể của ma túy đá — còn được gọi là băng — một lượng nhỏ heroin và một khẩu súng lục.

Bokeo giáp Miến Điện và Thái Lan, một khu vực biên giới được gọi là Tam giác Vàng khét tiếng về sản xuất ma túy bất hợp pháp. Trong những thập kỷ gần đây, ngoài heroin và thuốc phiện là những loại được dùng để chế biến ma túy này, còn có methamphetamine, chủ yếu được sản xuất ở Miến Điện, đặc biệt là ở bang Shan. (Ảnh: Cảnh sát Thái Lan trưng bày các gói methamphetamine bị thu giữ ở Bangkok vào tháng 7 năm 2019).

Ông Douglas cho biết “Hoạt động sản xuất ở Shan cực kỳ sôi động, và giờ đây Lào là một cửa ngõ được những kẻ buôn bán ma túy ưa chuộng”. Thái Lan là một thị trường lớn cho ma túy từ Miến Điện, những loại này cũng được vận chuyển từ đây sang các quốc gia khác. Lào có tiếng là nước tiếp tay cho buôn lậu.

Miến Điện đã lâm vào tình trạng hỗn loạn kể từ tháng 2 năm 2021, khi quân đội giành quyền kiểm soát từ chính phủ đã đắc cử của bà Aung San Suu Kyi. Bây giờ nước này phải đối mặt với một sự chống đối có vũ trang từ những người phản bác việc quân đội nắm quyền, gây khó khăn cho các hoạt động thực thi pháp luật để ngăn chặn hoạt động buôn bán ma túy. Tình hình càng phức tạp hơn nữa vì hoạt động sản xuất ma túy thường gắn liền với các nhóm dân tộc thiểu số có vũ trang tham gia vào các cuộc tranh giành chính trị với chính phủ và đôi khi giữa nhóm này với nhóm khác.

“Ma túy và xung đột ở Shan đã đi đôi với nhau trong nhiều thập kỷ. Nhưng khi an ninh bị phá vỡ, đặc biệt là trong tám hoặc chín tháng vừa qua, chúng tôi đã chứng kiến một sự bùng nổ trong nguồn cung ứng lan ra khu vực Mê Kông và Đông Nam Á,” ông Douglas nói. “Các nước láng giềng như Thái Lan và Lào đã ngập trong ma túy đá trong những tháng gần đây”.

Ông nhận định: “Không có cách giải quyết dễ dàng nào khi xét đến tình hình quản trị ở Shan”.

Nếu khu vực này muốn làm chậm dòng chảy ma túy từ Tam giác Vàng, ông Douglas nói rằng các chính phủ cần tập trung vào việc buôn bán các hóa chất tiền chế, giữ vững đường biên giới và khiến việc rửa tiền trở nên khó khăn hơn.

 

HÌNH ẢNH: THE ASSOCIATED PRESS

Xin bình luận ở đây

Quyền riêng tư của Quý vị rất quan trọng đối với chúng tôi. Nếu Quý vị chọn chia sẻ địa chỉ email, nhân viên DIỄN ĐÀN sẽ chỉ sử dụng phương thức này để liên lạc với Quý vị. Chúng tôi sẽ không chia sẻ hoặc công khai địa chỉ email của Quý vị. Chỉ có tên và trang web của Quý vị sẽ hiển thị trong phần bình luận. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Những bài viết liên quan

Back to top button