Câu chuyện Nổi bậtĐông Nam ÁQuan hệ Đối tác

Canada, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Miến Điện vào ngày kỷ niệm cuộc đảo chính

Reuters

Vào ngày 1 tháng 2 năm 2022, Canada, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt lên thêm một số quan chức ở Miến Điện theo các biện pháp được sắp đặt thời điểm để đánh dấu một năm kể từ khi quân đội đoạt quyền và đẩy đất nước này vào tình trạng hỗn loạn.

Hành động chung này của các quốc gia, vốn đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing và các thành viên khác của chính quyền quân đội, đã nhắm vào các quan chức tư pháp tham gia vào những vụ truy tố nhà lãnh đạo bị phế truất của Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi.

Washington cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một cơ quan chịu trách nhiệm mua vũ khí cho chính phủ quân đội từ nước ngoài, một người mua bán vũ khí bị cáo buộc và một công ty mà Hoa Kỳ nói rằng cung cấp sự hỗ trợ tài chính cho chính phủ quân đội.

Quân đội đã giam giữ bà Aung San Suu Kyi, người đoạt giải Nobel, và các thành viên thuộc Đảng Liên minh Dân chủ Quốc gia (National League for Democracy – NLD) của bà kể từ cuộc đảo chính vào ngày 1 tháng 2 năm 2021. Quân đội cho rằng đã xảy ra gian lận trong một cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2020 mà NLD đã giành chiến thắng vang dội. Những người giám sát cho biết cuộc bỏ phiếu đã phản ánh ý nguyện của người dân.

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết hành động được phối hợp này đã thể hiện sự ủng hộ quốc tế dành cho người dân Miến Điện và sẽ “thúc đẩy hơn nữa trách nhiệm giải trình về cuộc đảo chính và bạo lực mà chế độ này đã gây ra”, viện dẫn con số gần 1.500 người thiệt mạng và 10.000 người bị giam giữ bởi một lực lượng quân đội đang tìm cách củng cố quyền kiểm soát.

Một nhóm điều tra viên của Liên Hợp Quốc về Miến Điện cho biết họ đang chuẩn bị các hồ sơ mà có thể dẫn đến việc truy tố những người chịu trách nhiệm về các tội ác đã xảy ra trong năm qua.

Ông Nicholas Koumjian, người đứng đầu Cơ chế Điều tra Độc lập về Myanmar, đặt tại Geneva, đã phát biểu trong một tuyên bố: “Những người đang suy tính đến việc gây ra tội ác nên nhận thức được rằng các tội ác quốc tế nghiêm trọng không có thời hiệu”.

Bộ Ngân khố Hoa Kỳ cho biết họ đã thêm bảy cá nhân và hai tổ chức vào danh sách trừng phạt mới nhất của mình. Những người này bao gồm Bộ Trưởng Tư Pháp của chính phủ quan đội, bà Thida Oo. Theo Bộ Ngân khố, văn phòng của bà này đã soạn thảo các cáo buộc có động cơ chính trị bất lợi cho bà Aung San Suu Kyi.

Bà Aung San Suu Kyi đang bị xét xử trong hơn một chục vụ án và cho đến nay đã bị kết án tổng cộng sáu năm giam giữ. Bà phủ nhận mọi cáo buộc.

Bộ Ngân khố cũng liệt kê Chánh án của Tòa án Tối cao Miến Điện và Chủ tịch Ủy ban Chống Tham nhũng, những người mà họ cho biết cũng có liên quan đến việc truy tố bà Aung San Suu Kyi và các nhà lãnh đạo của NLD.

Hành động này phong tỏa tất cả tài sản ở Hoa Kỳ của những người bị đưa vào danh sách đen và nhìn chung cấm công dân Hoa Kỳ giao dịch với họ.

Canada thông báo đã bổ sung ba quan chức tư pháp này vào danh sách trừng phạt của mình. Vương quốc Anh thông báo họ đang cho vào danh sách trừng phạt Bộ trưởng Tư pháp và chủ tịch ủy ban chống tham nhũng cũng như chủ tịch của ủy ban bầu cử Miến Điện do chính phủ quân đội bổ nhiệm.

Washington cũng thêm ban giám đốc phụ trách mua sắm của quân đội Miến Điện. Hoa Kỳ nói rằng cơ quan này mua vũ khí của nước ngoài; người buôn bán vũ khí bị cáo buộc là Tay Za và hai con trai trưởng thành của ông ta; cùng với Công ty TNHH KT Services & Logistics và Giám đốc điều hành của công ty này, Jonathan Myo Kyaw Thaung.

Bộ Ngân khố cho biết, công ty này đã thuê một cảng ở Yangon từ một công ty thuộc sở hữu của quân đội với giá 68 tỷ đồng (3 triệu đô la Mỹ) một năm và là một phần của tập đoàn KT Group.

 

HÌNH ẢNH: ISTOCK

Những bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button