Các Vấn đề ChínhChưa được phân loạiQuan hệ Đối tác

Chuyên mục Góc nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Quý độc giả thân mến,

Chào mừng quý vị đến với ấn phẩm của DIỄN ĐÀN Quốc phòng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương về các mối đe dọa bất đối xứng.

Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) giành Bãi cạn Scarborough bằng vũ lực từ Philippines vào năm 2012, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch kéo dài gần một thập kỷ để kiểm soát phần lớn Biển Đông đang tranh chấp bằng cách xây dựng một mạng lưới các căn cứ quân sự trên các hòn đảo nhân tạo do đội tàu nạo vét của nước này tạo ra. Kéo theo đó, Trung Quốc chiếm đoạt lãnh thổ và đây vẫn là ví dụ nổi bật nhất về việc chế độ này sử dụng chiến tranh hỗn hợp ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. 

Số này của DIỄN ĐÀN kêu gọi độc giả chú ý đến tầm quan trọng của năng lực ngăn chặn tích hợp trong việc đối phó với các mối đe dọa bất đối xứng đang tiếp diễn và đang hình thành, nằm dưới ngưỡng của chiến tranh thông thường. Số này cũng làm sáng tỏ tại sao và làm thế nào mà các đồng minh, đối tác và các quốc gia có cùng chí hướng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có thể đảm bảo an ninh và ổn định trong khu vực bằng cách chủ động chuẩn bị các phản ứng chiến lược đối với động thái gây hấn và cưỡng ép như vậy. 

Trong bài viết mở đầu, Đại tá Quân đội Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Arthur N. Tulak xem xét cách tiếp cận chiến lược mà các đồng minh và đối tác thường dùng để chống lại các hoạt động vùng xám của Trung Quốc và Nga. Thực hiện các biện pháp ngăn chặn tích hợp với trọng tâm là chiến tranh hỗn hợp và sự ép buộc đòi hỏi phải phát triển các khái niệm và mục tiêu cấp khu vực rõ ràng mà nhằm vào các hành vi của Trung Quốc và Nga, ông Tulak lập luận. Một chiến dịch phối hợp, kéo dài nhiều năm là điều cần thiết để thay đổi các tính toán chi phí – lợi ích về việc sử dụng các chiến thuật gây hấn như vậy, ông viết.

Trong một phân tích làm sáng tỏ nhiều điều, một nhóm chuyên gia mô tả cách Trung Quốc đã chuyển trọng tâm từ xây dựng các căn cứ trên các hòn đảo nhân tạo sang kiểm soát hoạt động ở Biển Đông bằng cách sử dụng một lực lượng dân quân hàng hải để đạt được các mục tiêu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Một bài viết của các nhân viên DIỄN ĐÀN ghi lại cách mà các dự án cơ sở hạ tầng từ chương trình Một vành đai, Một con đường của Trung Quốc đã khiến nhiều quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bị rơi vào tình trạng nợ nần không trả nổi. Trong một bài viết khác, chuyên gia phân tích địa chiến lược kiêm tác giả Brahma Chellaney mô tả cách ĐCSTQ dùng nước làm vũ khí ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ông viết rằng sự kiểm soát không đối xứng của chế độ này đối với các dòng sông chảy xuyên biên giới thông qua việc xây dựng các con đập lớn ở thượng nguồn làm tăng khả năng xảy ra xung đột về nước. 

Với hy vọng giúp thay đổi những tính toán trong khu vực của Trung Quốc, các bài viết khác trong ấn bản này chỉ ra các giải pháp khả thi, bao gồm việc củng cố các liên minh và quan hệ đối tác trong khu vực và bảo vệ ngành công nghiệp thiết bị bán dẫn và các chuỗi cung ứng khác. Một bài viết của nhân viên DIỄN ĐÀN nêu chi tiết cách thức mà Balikatan 2022 đã đưa khả năng tương tác, sự hợp tác và liên minh giữa Philippines và Hoa Kỳ lên một tầm cao mới. Bài viết này cũng cho biết mối liên kết ngày càng bền chặt giữa hai quốc gia giúp tăng cường khả năng ngăn chặn tích hợp trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương như thế nào.

Chúng tôi hy vọng những bài viết này sẽ khích lệ các cuộc đối thoại trong khu vực về việc chống lại các mối đe dọa bất đối xứng. Chúng tôi luôn hoan nghênh các ý kiến đóng góp của quý vị. Vui lòng liên hệ với nhân viên của DIỄN ĐÀN theo địa chỉ ipdf@ipdefenseforum.com để chia sẻ suy nghĩ của quý vị.

Chỉ huy, Bộ Tư lệnh Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ

Trân trọng,

Nhân viên của DIỄN ĐÀN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button