Câu chuyện Nổi bật

Các quốc gia thành viên ASEAN tận dụng công nghệ để tăng cường an ninh lương thực

Tom Abke

Công nghệ kỹ thuật số có thể đem đến giải pháp cho việc cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho dân số của các quốc gia Đông Nam Á, theo nghiên cứu được thực hiện trong khu vực.

An ninh lương thực ở các quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gần đây đã bị đe dọa bởi năng suất nông nghiệp thấp; đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; các sự kiện khí hậu; vấn đề an toàn thực phẩm; và gián đoạn trong chuỗi cung ứng.

Tiến sĩ Venkatachalam Anbumozhi, giám đốc ban nghiên cứu chiến lược và đổi mới cho Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (Economic Research Institute for ASEAN and East Asia – ERIA), nói với DIỄN ĐÀN: “Các hướng dẫn của ASEAN về nông nghiệp kỹ thuật số được các bộ trưởng nông nghiệp tán thành là một bước ngoặt trong sự khởi đầu của kỷ nguyên kỹ thuật số”. ERIA đã tham gia vào một dự án nghiên cứu kéo dài một năm. Dự án này đã được hoàn thành vào tháng 10 năm 2021 và tập trung vào việc xây dựng các hướng dẫn.

Theo một báo cáo tiến độ gần đây về nghiên cứu ERIA, nông nghiệp chính xác, công nghệ di động, viễn thám, máy bay không người lái và phân tích dữ liệu lớn nằm trong số những tiến bộ kỹ thuật đang mở đường cho sự chuyển đổi kỹ thuật số toàn diện của ngành nông nghiệp ở các quốc gia ASEAN. Khả năng tiếp cận thông tin và thị trường của người nông dân nhờ đó được cải thiện, trong khi năng suất được tăng lên, chuỗi cung ứng được tinh giản hóa, chi phí vận hành được giảm và các dây chuyền phát triển riêng biệt được tích hợp vào những hệ thống sản xuất nông nghiệp được kết nối “thông minh” cùng với các chuỗi giá trị thực phẩm có sức phục hồi tốt.

Ông Anbumozhi nói: “Có một sự cách biệt về kỹ thuật số ở một số quốc gia và khu vực nông thôn”. “Để khai thác toàn bộ tiềm năng của các công nghệ kỹ thuật số hứa hẹn các chuỗi giá trị bền vững và có khả năng phục hồi, các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách cần phải đi xa hơn là chỉ đơn giản đẩy nhanh tốc độ đổi mới và áp dụng một cách tiếp cận toàn diện hơn”.

Tuy rằng các hệ thống sản xuất thực phẩm được cơ giới hóa và đầu vào được cải thiện đã giúp tăng năng suất nông nghiệp trong ba thập kỷ qua ở các quốc gia thành viên lớn trong ASEAN như Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, nhưng năng suất nông nghiệp thấp tiếp tục là một vấn đề ở Campuchia, Lào và một số tỉnh của Indonesia, ông nói thêm.

Nhóm của ông Anbumozhi đang tư vấn cho các chính phủ ASEAN về việc chỉ đạo các giải pháp khoa học và công nghệ (KH&CN) để thúc đẩy năng suất trang trại nhằm ứng phó với các rủi ro về khí hậu và để thúc đẩy sự hòa nhập xã hội. Điều này gồm có việc sử dụng quan hệ đối tác công-tư và ưu đãi thuế, cũng như tập hợp các nguồn lực của các ngành và cơ quan khác nhau để thúc đẩy hỗ trợ tư vấn kỹ thuật cho kinh doanh nông nghiệp.

Ví dụ về các giải pháp KH&CN bao gồm việc sử dụng “thông tin trình tự kỹ thuật số” để đẩy mạnh nhân giống cây trồng có chọn lọc và thương mại hóa các giống cây trồng mới cũng như những công nghệ cải thiện khả năng chống chịu của chuỗi giá trị, ông nói. Kết hợp thương mại điện tử với “cơ sở hạ tầng chuỗi lạnh”, tức là những môi trường được kiểm soát nhiệt độ, tạo điều kiện cho việc di chuyển hàng hóa dễ hỏng trong chuỗi cung ứng và thúc đẩy “sự hòa nhập lớn hơn giữa các nhà sản xuất và người tiêu dùng”.

Công nghệ kỹ thuật số cũng đang được sử dụng để xác định rủi ro thiên tai và kiểm soát tình trạng tăng giá, cũng như để tăng cường an toàn thực phẩm bằng cách theo dõi và truy nguồn gốc hàng hóa, ông cho biết.

Theo Cơ quan Lương thực Singapore (Singapore Food Agency – SFA) do chính phủ vận hành, bằng cách sử dụng internet vạn vật, blockchain và kiểm soát khí hậu tự động, chín trang trại đô thị trên đỉnh các nhà để xe nhiều tầng ở Singapore đang sản xuất khoảng 1.600 tấn rau mỗi năm.

Trong số các quốc gia thành viên ASEAN, Singapore – hòn đảo rộng 719 kilomet vuông – phụ thuộc nhiều nhất vào nhập khẩu thực phẩm và, do đó, dễ bị ảnh hưởng nhất bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng mà đại dịch gây ra. Theo SFA, “các giải pháp thực phẩm đô thị” tận dụng mái nhà và các không gian khác trong quốc gia là một thành phố này cho sản xuất nông nghiệp đang được phát triển để tạo khả năng chống chịu khi có những sự gián đoạn như vậy.

Một nông trại đô thị nằm trong khuôn viên của địa điểm trước đây là một trường trung học cơ sở, theo SFA đưa tin. Được chuyển đổi thành một không gian tích hợp, tòa nhà này hiện cũng là một trường mầm non kiêm viện dưỡng lão. (Ảnh: Trẻ em chăm sóc một trang trại đô thị được chuyển đổi từ trường trung học ở Singapore.)

Tom Abke là một cộng tác viên của DIỄN ĐÀN đưa tin từ Singapore.

 

HÌNH ẢNH: TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG PAP

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button