Câu chuyện Nổi bật

Người dân ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đấu tranh cho quyền tự do internet

Nhân viên của DIỄN ĐÀN

Khi quân đội Myanmar giành được quyền kiểm soát chính phủ được bầu cử theo phương thức dân chủ của nước này vào ngày 1 tháng 2 năm 2021, họ đã bắt đầu cắt đứt những liên lạc của người dân với nhau và với thế giới bên ngoài một cách bài bản. Các hạn chế bao trùm khả năng truy cập internet đã nhanh chóng được nối tiếp bởi một phương pháp được gọi là “lập danh sách trắng”, theo đó, việc truy cập internet qua di động bị chặn ngoại trừ các trang web và ứng dụng đã được phê duyệt trước.

Đó là một cách để quân đội kiểm soát tin tức về cuộc đảo chính, và có lẽ, là để gieo rắc nỗi sợ hãi. “Chúng tôi không thể liên lạc với nhau được nữa, và mọi người vô cùng hoảng sợ,” một người dân Myanmar nói với tạp chí Wired UK. Người đàn ông cho biết ông ta đã buộc phải ở nhà và chờ đợi một điều gì đó xảy ra. “Không ai dám ra ngoài. Không ai biết điều gì đang xảy ra trên đường phố bên cạnh hoặc điều gì đang xảy ra ở một thị trấn khác”.

Sự kiểm duyệt này chính là điều mà Ngày Quốc tế về quyền Tiếp cận Phổ quát với Thông tin của Liên Hợp Quốc đang cố gắng ngăn chặn. Lễ kỷ niệm hàng năm được tổ chức vào ngày 28 tháng 9 năm 2021 được thiết kế để nhấn mạnh vai trò của khả năng tiếp cận với các luật về thông tin và cách mà những bộ luật đó xây dựng những thể chế mạnh mẽ vì quyền lợi của công chúng.

Những hoạt động chặn Internet giống như ở Myanmar kìm hãm quyền tự do ngôn luận, trong một số trường hợp có thể vi phạm luật pháp quốc tế, theo một bản tóm tắt được đệ trình bởi tổ chức nhân quyền có trụ sở tại London Article 19. “Các hạn chế Internet đã cản trở việc tổ chức các cuộc biểu tình phản đối các tướng lĩnh quân đội, gây trở ngại cho những nỗ lực nhằm hỗ trợ những người bị đe dọa bởi chính quyền quân đội và hạn chế việc phát tán thông tin về những vụ xâm phạm nhân quyền”, bản tóm tắt nêu rõ. (Ảnh: Những người biểu tình phản đối cuộc đảo chính của quân đội vào tháng 2 năm 2021 ở Myanmar ngay trước khi internet bị chặn trên toàn quốc.)

Myanmar không phải là quốc gia duy nhất ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bóp nghẹt quyền biểu đạt. Không ai có thể chối cãi rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) là một trong những môi trường truyền thông bị thắt chặt nhất thế giới, dựa vào hoạt động kiểm duyệt để kiểm soát thông tin trên tin tức, trên mạng và trên phương tiện truyền thông xã hội.

Chính phủ Trung Quốc đâm đơn kiện về tội phỉ báng bôi nhọ và bắt giữ những nhà báo không chịu tự kiểm duyệt. Vào năm 2020 Trung Quốc có số lượng nhà báo bị cầm tù cao nhất thế giới là 47 người, theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo. Sau đó là Thổ Nhĩ Kỳ, 37; Ai Cập, 27; và Ả Rập Xê Út, 24.

Khi các chính phủ độc tài siết chặt phạm vi truy cập, những người mong có tự do vẫn đang tìm cách để có được thông tin. Ví dụ, Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ (United States Agency for Global Media – USAGM) giám sát các mạng truyền thông dịch vụ công cộng bao gồm Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (Voice of America), Đài Á Châu Tự do (Radio Free Asia), Văn phòng Phát thanh Truyền hình Cuba (Office of Cuba Broadcasting) và Đài Châu Âu Tự do/Đài Tự do (Radio Free Europe/Radio Liberty) với tổng lượng khán giả mỗi tuần là 354 triệu người. Một trong những mục tiêu quan trọng của USAGM là cung cấp nội dung không bị kiểm duyệt trong những môi trường bị kiểm duyệt, đôi khi thông qua việc phát triển những công nghệ mà cho phép mọi người tiếp cận và chia sẻ nội dung mà không bị phát hiện.

Và đôi khi, những người dân trong xã hội bị đàn áp tự tìm ra cách thức để liên lạc. Theo Agence France-Presse đưa tin, những nỗ lực để bịt miệng một sinh viên đại học Trung Quốc, người đã thu hút sự chú ý đến các cáo buộc lạm dụng tình dục đã truyền cảm hứng cho các nhà hoạt động sử dụng công nghệ blockchain để né tránh người kiểm duyệt vào năm 2018. Một blockchain là một sổ cái được mã hóa và chia sẻ mà người khác không thao túng được.

Sinh viên này đã viết một bức thư ngỏ cáo buộc một nhân viên của Đại học Bắc Kinh vì người đó đã cố đe dọa cô về một bản kiến nghị mà cô đưa ra kêu gọi nhà trường công khai về một cuộc điều tra về một vụ xâm hại tình dục vào năm 1998. Bức thư nhanh chóng bị gỡ xuống khỏi mạng xã hội Trung Quốc, nhưng vài ngày sau đó đã xuất hiện trở lại trên dịch vụ blockchain.

Một người viết bình luận: “Đây là cách chúng ta sử dụng công nghệ để chống lại sự chuyên chế tàn bạo”, trong khi những người khác ca ngợi đây là một “khoảnh khắc có tính lịch sử”.

HÌNH ẢNH: AFP/GETTY IMAGES

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button