Câu chuyện Nổi bật

Các quốc gia phản đối kiểu ‘ngoại giao cưỡng ép‘ của Trung Quốc

Nhân viên của DIỄN ĐÀN

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) ngày càng vin vào các chiến thuật kinh tế cưỡng chế để thúc đẩy ý đồ chính trị của mình — để o ép các nền dân chủ như Đài Loan hoặc để bòn rút tài nguyên thiên nhiên từ các quốc gia mắc nợ kẹt tiền.

Bất chấp việc Trung Quốc liên tục sử dụng các biện pháp trừng phạt và những đòn bẩy kinh tế khác, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các chiến thuật này đang trở nên kém hiệu quả hơn khi các quốc gia bảo vệ nền độc lập của họ.

Một nghiên cứu vào tháng 9 năm 2020 của Viện Chính sách Chiến lược Úc cho biết Trung Quốc đã sử dụng “đường lối ngoại giao cưỡng ép” 152 lần với các chính phủ và công ty nước ngoài kể từ năm 2010. Các chiến thuật của nước này bao gồm trừng phạt thương mại, hạn chế đầu tư, cấm du lịch và tẩy chay. Bởi vì Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của gần hai phần ba các quốc gia trên thế giới, nước này tận dụng đòn bẩy tài chính của mình nhằm thu được sự thuần phục về mặt chính trị từ các đối thủ.

Tuy nhiên, khi xét đến những nỗ lực gần đây của Trung Quốc, người ta thấy rằng nhiều quốc gia bị Bắc Kinh chèn ép nhưng không nhún nhường. “Ngày càng có nhiều quốc gia đang thể hiện ý chí tương đồng trong việc chống chọi với cơn bão bằng cách chấp nhận những đau đớn và gián đoạn ngắn hạn về kinh tế để bảo vệ những giá trị, chính sách và sự tự tôn của họ”, một bài viết đăng vào ngày 5 tháng 10 năm 2021 trên tạp chí Foreign Policy, nhận định.

Hàn Quốc là một ví dụ. Nước này đã không rút lại quyết định triển khai một hệ thống chống tên lửa của Hoa Kỳ bất chấp áp lực kéo dài từ phía Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực từ thương mại đến du lịch.

Trung Quốc cũng đã giảm các chuyến tàu hỏa đến Lithuania và áp đặt các rào cản pháp lý đối với ngành nông nghiệp, chăn nuôi gia súc và gỗ sau khi quốc gia Baltic này cho phép Đài Loan mở một đại sứ quán trên danh nghĩa, theo Foreign Policy đưa tin.

Các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc đã bôi nhọ Lithuania. Một học giả gọi nước này là một “thằng hề” đã “không lường hết được ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc”. Tuy nhiên, Lithuania vẫn bất chấp và Bộ Quốc phòng nước này thậm chí còn yêu cầu người tiêu dùng vứt bỏ điện thoại do Trung Quốc sản xuất và mua điện thoại mới.

Úc có lẽ là trường hợp đáng ngạc nhiên nhất về tầm ảnh hưởng tài chính đang dần yếu đi của Trung Quốc. Quan hệ giữa hai nước xấu đi sau khi Canberra kêu gọi một cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch vi-rút corona vào tháng 4 năm 2020. Bắc Kinh đã đưa ra vô số các lệnh trừng phạt để trả đũa bao gồm các mặt hàng như lúa mạch, rượu vang, thịt bò và bông. Trung Quốc cũng đã đặt ra một lệnh cấm không chính thức đối với than của Úc, tuy nhiên gần đây đã nới lỏng lệnh này để giảm bớt tình trạng mất điện trên khắp Trung Quốc do nguồn cung than quá ít ỏi, theo tin từ Reuters.

“Xét đến mức độ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, Úc được cho là một trong những quốc gia dễ phải hứng chịu hậu quả nhất từ những biện pháp hăm dọa bằng kinh tế của Trung Quốc,” theo tin từ Foreign Policy. Nhưng hơn một năm sau, “Bắc Kinh đã chẳng gây ra được bao nhiêu tổn hại”.

Lượng hàng hóa xuất khẩu của Úc sang Trung Quốc chỉ giảm 2% trong năm 2020.

Trung Quốc cũng đang bị giảm sút lợi nhuận từ các hoạt động cho vay của mình. Bắc Kinh đã công bố chương trình cơ sở hạ tầng Một vành đai, Một con đường (OBOR) đầy tham vọng vào năm 2013 để kết nối 100 quốc gia với Trung Quốc thông qua các dự án đường bộ, đường biển và đường sắt.

Một nghiên cứu kéo dài bốn năm được đưa ra vào tháng 9 năm 2021 bởi AidData, một phòng nghiên cứu tại Cao đẳng William & Mary ở Hoa Kỳ, đã phân tích 13.427 dự án và kết luận rằng OBOR đang mất đà khi các quốc gia trở nên dè chừng với những chi phí của nó. Trung Quốc là cổ đông lớn nhất trong Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á, là đơn vị tài trợ cho OBOR. (Ảnh: Công nhân xây một con đường ở Colombo, Sri Lanka, được tài trợ bởi một khoản vay từ Trung Quốc.)

Trung Quốc đã lên kế hoạch sẽ lấy tài nguyên thiên nhiên từ các quốc gia khác thông qua các khoản vay được thế chấpbằng hàng hóa xuất khẩu đến Trung Quốc từ các quốc gia mắc nợ trong tương lai.

Tuy nhiên, một số báo cáo, bao gồm một phân tích vào năm 2020 của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, tiết lộ rằng việc Trung Quốc cương quyết sử dụng các công ty xây dựng của Trung Quốc khiến chi phí tăng vọt. Malaysia, sau một cáo buộc tương tự, đã hủy bỏ các dự án OBOR với tổng giá trị là 500 triệu 665 nghìn tỷ đồng (22 tỷ đô la Mỹ) vào năm 2018.

Bolivia và Kazakhstan, mỗi nước đã hủy bỏ các dự án OBOR trị giá 22,75 nghìn tỷ đồng (1 tỷ đô la Mỹ), trong khi các dự án trị giá 75.1 triệu tỷ đồng (3,3 tỷ đô la Mỹ) vẫn bị đình chỉ hoặc đã bị hủy bỏ ở Cameroon, Costa Rica, Ecuador, Ethiopia, Sudan và Zambia, theo Business Insider đưa tin.

 

HÌNH ẢNH: AFP/GETTY IMAGES

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button