Câu chuyện Nổi bật

Hoạt động trên không của Indonesia và Hoa Kỳ nêu bật khả năng tương tác, mối quan hệ bền vững

Nhân viên của DIỄN ĐÀN

Các Lực lượng Vũ trang Quốc gia Indonesia, được gọi là Tentara Nasional Indonesia (TNI), và Sư đoàn Không quân 82 của Lục quân Hoa Kỳ gần đây đã tiến hành một hoạt động xâm nhập bằng vũ lực chung (joint forcible entry operation – JFEO). Hoạt động này đã diễn ra trong các cuộc tập trận được thiết kế để tăng cường khả năng triển khai các lực lượng một cách linh hoạt, xây dựng lòng tin và khả năng tương tác với các đồng minh và đối tác cũng như sử dụng các năng lực mới phát triển trong nhiều không gian thông qua đổi mới và thử nghiệm của quân đội Hoa Kỳ.

Trong JFEO, các Lực lượng Hoa Kỳ và Indonesia tiến hành các hoạt động trên không trong khuôn khổ của Garuda Shield lần thứ 15 được tổ chức hàng năm. Đây là một cuộc tập trận kéo dài hai tuần được tổ chức vào tháng 8 năm 2021 và được Quân đội Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương (U.S. Army Pacific – USARPAC) tài trợ và được tổ chức bởi TNI. Không quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương (Pacific Air Force – PACAF) đóng một vai trò quan trọng trong thành công của các hoạt động trên không giữa TNI và Quân đội Hoa Kỳ trong Garuda Shield. Các hoạt động trên không có bản chất phức tạp, và cuộc tập trận cũng thể hiện tốc độ và khả năng sát thương của các hoạt động trên không mà USAPRAC và PACAF cùng thực hiện. (Ảnh: Binh sĩ không quân của Lực lượng Vũ trang Quốc gia Indonesia và Quân đội Hoa Kỳ cùng tiến hành một chiến dịch xâm nhập bằng vũ lực tại Khu vực Huấn luyện Baturaja, Indonesia, vào tháng 8 năm 2021.)

Thiếu tá Eko Damuna Prasetyo, phó tư lệnh Tiểu đoàn Không quân 305 của TNI, cho biết: “Cuộc tập trận chung này giữa các quân đội của chúng tôi rất quan trọng vì những kinh nghiệm mà chúng tôi học hỏi được từ nhau”. “Kinh nghiệm đó tiếp tục vun đắp tinh thần hợp tác và mối quan hệ bền chặt”.

Khoảng 850 Binh sĩ Indonesia và 1.000 Binh sĩ Hoa Kỳ đã tham gia Garuda Shield 2021, cuộc tập trận quân sự song phương lớn nhất giữa hai quốc gia này. Thông qua đào tạo và trao đổi văn hóa, cuộc tập trận cố gắng tăng cường khả năng tương tác để hỗ trợ một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở.

Ông Prasetyo cho biết hai lực lượng đã chia sẻ các chiến thuật và quy trình trong cuộc tập trận. Ông gọi đây là “một trải nghiệm tuyệt vời cho phép chúng tôi trao đổi văn hóa, những ý tưởng của mình và giúp nhau trở nên tốt hơn”.

Trước cuộc tập trận chung trên không ở Baturaja, Indonesia, 100 lính nhảy dù của Quân đội Indonesia đã tiến hành huấn luyện với Sư đoàn Không quân 82 ở Fort Bragg, Bắc Carolina. Theo Hãng Thông tấn Antara của Indonesia, đợt huấn luyện kéo dài 18 ngày bao gồm các cuộc diễn tập và huấn luyện nhảy dù kết hợp.

“Cảm ơn Quân đội Hoa Kỳ vì đã cho chúng tôi cơ hội tổ chức cuộc tập trận chung mang tên Garuda Airborne”, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Indonesia, Tướng Andika Perkasa đã nói trước cuộc tập trận, theo tin từ Antara. “Hoạt động này rất quan trọng và tôi hy vọng các binh sĩ sẽ học hỏi được kinh nghiệm từ nhau”.

Các cuộc tập trận song phương như vậy tăng cường mối quan hệ ở cấp độ chiến thuật, hoạt động và chiến lược, đồng thời thể hiện năng lực của Hoa Kỳ trong việc triển khai lực lượng ở bất cứ nơi nào trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm hỗ trợ các đồng minh và đối tác trong những thời điểm khó khăn.

Với hàng không, huấn luyện thực địa, bắn đạn thật và các bài tập y tế, Garuda Shield 2021 đã thực hiện xuất sắc chủ đề của sự kiện là “Cùng nhau Chúng ta Có thể”, các nhà lãnh đạo quân đội cho biết.

“Sức mạnh lớn nhất đang diễn ra tại Garuda Shield là các mối quan hệ”, Đại tá Quân đội Hoa Kỳ Neal Mayo, tư lệnh của Chiến binh Lực lượng Đặc nhiệm, Nhóm Chiến đấu của Lữ đoàn Bộ binh 2, Sư đoàn Bộ binh 25, đã phát biểu trong một thông cáo báo chí của Quân đội Hoa Kỳ. “Trọng tâm là việc tạo ra một mối quan hệ đối tác vượt xa hơn cuộc tập trận này và chúng tôi chắc chắn sẽ tận dụng mọi cơ hội để xây dựng khả năng sẵn sàng tập luyện kết hợp trong suốt cuộc tập trận này, nhưng nền tảng của tất cả là các mối quan hệ”.

Mặc dù các hoạt động trên không của hai quốc gia có thể khác nhau về thiết bị hoặc phương pháp, “nhưng xét cho cùng chúng ta đều là lính nhảy dù”, ông Prasetyo nói. “Chúng ta chia sẻ cùng một sự gắn kết và nền văn hóa riêng đó.”

 

HÌNH ẢNH: TRUNG SỸ NHẤT THOMAS CALVERT/QUÂN ĐỘI HOA KỲ

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button