Câu chuyện Nổi bật

Quốc đảo Thái Bình Dương trông chờ vào Úc để có cáp ngầm dưới biển sau khi cự tuyệt Trung Quốc

Reuters

Hai nguồn tin cho biết quốc đảo Nauru ở Thái Bình Dương đang đàm phán để xây dựng một tuyến cáp liên lạc dưới biển mà sẽ nối vào một mạng của Úc sau khi từ chối một đề xuất của Trung Quốc.

Hoa Kỳ và các đồng minh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của nước này lo ngại rằng các đường dây cáp do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) lắp đặt có thể làm tổn hại đến an ninh khu vực. Bắc Kinh đã phủ nhận rằng mình không hề có ý định sử dụng cáp quang thương mại, vốn có dung lượng dữ liệu lớn hơn nhiều so với vệ tinh, cho hoạt động do thám.

Nauru, nước có quan hệ chặt chẽ với đồng minh của Hoa Kỳ là Úc, đã góp phầnhủy bỏ một gói thầu cáp do Ngân hàng Thế giới chỉ đạo vào đầu năm 2021 do lo ngại rằng hợp đồng sẽ được trao cho Huawei Marine trước đây, hiện được gọi là HMN Tech, sau khi công ty Trung Quốc này nộp hồ sơ dự thầu với giá thấp hơn 20% so với các đối thủ.

Quốc gia này, với dân số chỉ có hơn 12.000 người, đã tiếp cận Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank – ADB) để giúp tài trợ cho một giải pháp thay thế.

“ADB đã tham gia vào các cuộc thảo luận từ rất sớm với chính phủ Nauru để tìm hiểu các lựa chọn khả thi để giúp tài trợ cho một tuyến cáp ngầm dưới biển nhằm cung cấp dịch vụ internet với chi phí thấp, chất lượng cao”, ADB cho biết trong một tuyên bố. “Các chi tiết về việc thu xếp đấu nối và nguồn kinh phí sẽ được sớm quyết định”.

Hai nguồn tin cho biết kế hoạch mới sẽ gồm có việc đặt một tuyến cáp từ Nauru đến thủ đô Honiara của Quần đảo Solomon cách đó khoảng 1.250 kilomet.

Tuyến cáp mới này sau đó sẽ được nối vào hệ thống Cáp Biển Coral, một mạng dài 4.700 kilomet nối Úc với Quần đảo Solomon và Papua New Guinea. Hệ thống đó, đa số được tài trợ bởi Úc và được xây dựng bởi Tập đoàn Vocus có trụ sở tại Sydney, đã được hoàn thành vào năm 2019 để loại trừ một đề xuất cạnh tranh từ Huawei Marine, khi đó thuộc sở hữu của Huawei Technologies.

Phần lớn HMN Tech thuộc sở hữu của Công ty TNHH Quang điện Hengtong niêm yết tại Thượng Hải sau khi Huawei Technologies bán mảng kinh doanh cáp ngầm dưới biển vào năm 2020.

Kế hoạch của Nauru cần sự hỗ trợ từ Úc và quần đảo Solomon, các nguồn tin cho biết. Không rõ Nauru đã yêu cầu Úc hỗ trợ tài chính hay là nước này chỉ cần Canberra cho phép nối vào hệ thống Cáp biển San hô.

Các chính phủ của Úc, Nauru và Quần đảo Solomon đã không trả lời những lời yêu cầu họ đưa ra bình luận. Ngân hàng Thế giới cho biết họ đã không tham gia vào các cuộc thảo luận về đường cáp kết nối với Nauru.

Các nguồn tin cho biết vào tháng 12 năm 2020, Nauru là nước đầu tiên nêu lên sự quan ngại về đề nghị của HMN Tech về việc xây dựng cáp ngầm dưới biển cho Nauru, Liên bang Micronesia và Kiribati. Sau đó, Hoa Kỳ {đã cảnh báo rằng đề xuất đó đặt ra một mối đe dọa về an ninh khu vực.

 

HÌNH ẢNH: ISTOCK

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button