Câu chuyện Nổi bật

Ông Blinken gặp người Duy Ngô Nhĩ, xin lời khuyên về cách đối phó với Trung Quốc.

The Associated Press

Vào đầu tháng 7 năm 2021, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken đã gặp gỡ trực tuyến với những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đã bị giam giữ trong các trại ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc để nghe về những trải nghiệm của họ và tìm kiếm lời khuyên về cách gây áp lực với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để chặn đứng tình trạng đàn áp ở đó.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết ông Blinken đã muốn nghe trực tiếp từ bảy người từng bị giam giữ, thân nhân của những người bị giam giữ khác và những người vận động về những tình trạng mà cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ phải đối mặt.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price cho biết: “Bộ trưởng nghĩ rằng điều quan trọng là phải gặp gỡ những người này để trực tiếp nghe những câu chuyện của họ, để trực tiếp nghe cảm quan của họ về những hành động tàn bạo đang diễn ra ở Tân Cương và việc bắt giam một triệu người Duy Ngô Nhĩ”. “Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để những người tham gia này nêu lên bất kỳ đề xuất nào mà họ có thể có.”

ĐCSTQ đã bị quốc tế chỉ trích kịch liệt và trừng phạt nghiêm khắc vì đã giam giữ hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác vì để nhồi sọ về đường lối chính trị ở Tân Cương. (Ảnh: Một tấm bảng ủng hộ người Duy Ngô Nhĩ được nhìn thấy trong cuộc biểu tình vào tháng 5 năm 2021 ở Washington, D.C., nhằm phản đối Thế vận hội 2022 ở Trung Quốc.)

Ông Price cho biết cuộc gặp gỡ đã cho thấy sự nhất quán trong chính sách của Hoa Kỳ giữa chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

Cả hai chính quyền đều gọi chiến dịch của ĐCSTQ ở Tân Cương là “diệt chủng” và áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc vì các hành vi vi phạm nhân quyền. Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã vài lần gặp mặt một số người Duy Ngô Nhĩ từng bị giam giữ trong nhiệm kỳ của mình.

“Hoa Kỳ đã lên tiếng rất rõ ràng và nhất quán về các hành vi ngược đãi, về sự tàn bạo, về tội ác diệt chủng đang diễn ra ở Tân Cương,” ông Price phát biểu. “Và, khi chúng tôi thấy phù hợp, tôi cho rằng chúng tôi sẽ sử dụng thêm các công cụ trong tương lai để buộc các quan chức chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra ở đó phải chịu hậu quả”.

Kể từ chính quyền của Tổng thống Trump, Hoa Kỳ đã liên tục gia tăng áp lực đối với Trung Quốc trên một số lĩnh vực, đặc biệt là về tình trạng áp bức ở Tân Cương và một cuộc đàn áp về bất đồng chính kiến và nhân quyền ở Hồng Kông. Các hành động bao gồm cấm đi lại, trừng phạt tài chính và hạn chế nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc vào Hoa Kỳ.

 

HÌNH ẢNH: GETTY IMAGES

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button