Câu chuyện Nổi bật

Bộ Chỉ huy Chiến dịch Đặc biệt của Hoa KỲ ở Thái Bình Dương hợp tác với các đồng minh trong khu vực để chống lại COVID-19

Nhân viên của DIỄN ĐÀN

Bộ Chỉ huy Chiến dịch Đặc biệt của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương (Special Operations Command Pacific -SOCPAC) và các Đơn vị Hỗ trợ Dân sự Quân sự (Civil Military Support Elements – CMSE) tiếp tục phối hợp với các quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để hạn chế sự lây lan của COVID-19.

CMSE làm việc với các chính phủ, quân đội và các tổ chức phi chính phủ ở quốc gia sở tại để cung cấp vật tư y tế, bao gồm thiết bị bảo hộ cá nhân (personal protective equipment – PPE), bộ dụng cụ xét nghiệm và các thiết bị bảo quản lạnh cho vắc-xin.

Theo tin từ SOCPAC, các khoản quyên tặng của quân đội Hoa Kỳ đang giúp chính phủ Philippines cải thiện khả năng ứng phó với đại dịch, sau khi tình trạng thiếu thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) và thiết bị y tế đã dẫn đến số ca nhiễm vi-rút corona gia tăng ở các khu vực dễ bị tổn thương như các cộng đồng nông thôn bị cô lập với các hệ thống hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ở các thành phố. Các đơn vị chính quyền địa phương ở Philippines dự định sẽ phân phối các lô hàng quyên tặng cho các khu vực mà họ xác định là bị ảnh hưởng nhiều nhất “ngay khi có thể”, theo SOCPAC. Tại Manila, Lực lượng Cảnh sát Biển Philippines đã hỗ trợ trong việc sắp xếp PPE và các vật tư y tế khác để phân phối. (Ảnh: Đơn vị Hỗ trợ Quân sự Dân sự của Bộ Chỉ huy Hoạt động Đặc biệt của Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương và các sĩ quan của lực lượng Cảnh sát Biển Philippines sắp xếp thiết bị bảo hộ cá nhân COVID-19 để phân phối.)

Tại Nepal, Đại sứ quán Hoa Kỳ đã hỗ trợ để lấy được vật tư y tế theo yêu cầu của những người tị nạn Tây Tạng. Các khoản quyên tặng cho các khu vực mà người Tây Tạng sinh sống bao gồm các trạm rửa tay, thiết bị bảo hộ cá nhân và bộ dụng cụ vệ sinh, còn các nhân viên y tế thì đã tiến hành hỗ trợ.

“Những nguồn cung này giúp người dân đảm bảo vệ sinh và lau chùi đúng cách đồng thời củng cố các nỗ lực ứng phó từ chính phủ Nepal”, theo SOCPAC.

SOCPAC cho biết sự hỗ trợ trực tiếp cho người dân phải di dời nhấn mạnh cam kết của Hoa Kỳ trong việc cung cấp cứu trợ nhân đạo tức thời cũng như cam kết của Hoa Kỳ đối với Nepal.

Xa hơn về phía bắc, tại Mông Cổ, các đơn vị CMSE đã cung cấp cho Bộ Y tế 55.000 khẩu trang N95, 2.850 hộp găng tay, 20.000 tấm che mặt và 30.000 bộ dụng cụ xét nghiệm. Theo SOCPAC, “khoản quyên tặng này minh chứng cho các mục tiêu tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Bộ Chỉ huy Hoa Kỳ và Đại sứ quán Hoa Kỳ trong việc cung cấp cứu trợ COVID và tiếp tục khẳng định vị thế của Hoa Kỳ như một nước láng giềng thứ ba”. Cơ quan này đã ước tính các lô hàng quyên tặng cho Mông Cổ có giá trị hơn 365.000 đô la Mỹ.

SOCPAC cho biết các lô hàng quyên tặng của họ là một nỗ lực lâu dài, tạo điều kiện cho các quốc gia đối tác trên khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cung cấp cứu trợ cho công dân của họ. CMSE đã cung cấp viện trợ cho 11 quốc gia ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thông qua 112 dự án kể từ khi đại dịch bắt đầu.

 

HÌNH ẢNH: BỘ CHỈ HUY CHIẾN DỊCH ĐẶC BIỆT CỦA HOA KỲ Ở THÁI BÌNH DƯƠNG

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button