Câu chuyện Nổi bật

Báo cáo: Các lực lượng quân đội ASEAN có thể đóng vai trò lớn hơn nữa trong công tác ứng phó với thiên tai

Tom Abke

Các lực lượng quân đội thuộc các quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã liên tục đóng một vai trò tối quan trọng trong việc cung cấp hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa khi thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, các báo cáo từ các tổ chức nghiên cứu trong khu vực cho thấy rằng sự tham gia đặc biệt quan trọng này của lực lượng quốc phòng có thể được tăng cường để cứu mạng người và bảo vệ sinh kế.

Mặc dù Liên Hợp Quốc đề xuất rằng các lực lượng quân đội nên được sử dụng như một nguồn lực cuối cùng trong việc ứng phó với các cuộc khủng hoảng nhân đạo, nhưng khả năng triển khai nhanh chóng và hỗ trợ hậu cần cũng như nguồn tiếp tế thường khiến các lực lượng quân đội của khu vực trở thành lực lượng ứng phó tuyến đầu, theo một báo cáo của nhà phân tích nghiên cứu S. Nanthini vào tháng 1 năm 2021 cho Viện Lowy của Úc. Giá trị của họ đã trở nên rõ ràng hơn, bà viết thêm, “khi các nguồn lực trở nên thiếu thốn trong thời gian diễn ra đại dịch [COVID-19] và có ít sự hỗ trợ từ quốc tế hơn”.

Bà Nanthini đã khuyến nghị nên tăng cường hợp tác quân sự giữa các nước thành viên ASEAN “để giải quyết các mối đe dọa an ninh phi truyền thống trong khu vực, bao gồm cứu trợ nhân đạo khi xảy ra thảm họa”.

Những phản ứng có sự phối hợp của các lực lượng quân đội ASEAN đã đóng vai trò then chốt trong cuộc xung đột Marawi ở Philippines vào năm 2017, sóng thần Trung Sulawesi ở Indonesia vào năm 2018 và đại dịch hiện nay, Angelo Paolo Luna Trias và Alistair D.B. Cook đã viết trong một báo cáo vào tháng 10 năm 2020 cho Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore. (Ảnh: Các binh sĩ dỡ hàng cứu trợ từ một máy bay quân sự vào năm 2018 sau một trận sóng thần ở Trung Sulawesi, Indonesia.)

Các lực lượng quân đội đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với các hoạt động quản lý ứng phó trong tình trạng khẩn cấp và khi xảy ra thảm họa (disaster response management – DRM) ở Đông Nam Á, ông Trias và ông Cook đã viết. “Sự phát triển của ASEAN trong công tác ứng phó khi xảy ra tình trạng khẩn cấp và DRM đã dẫn đến một tầm nhìn rộng hơn ‘Một ASEAN Một Phản ứng’ (One ASEAN One Response – OAOR) để tiến tới việc ứng phó nhanh hơn và có tính tập thể đối với các thảm họa trong và ngoài khu vực”.

Theo một báo cáo nghiên cứu vào tháng 6 năm 2020 do Giáo sư Deon Canyon thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye ở Hawaii dẫn dắt, Nhóm các Quân đội Sẵn sàng của ASEAN (ASEAN Militaries Ready Group – AMRG) đã được chính thức hóa vào năm 2016 như một “cơ chế dự phòng để điều phối các quân đội ASEAN trong việc cùng nhau ứng phó với các thảm họa trong khu vực ASEAN”.

Báo cáo của ông Canyon cho biết thêm, một loạt những thể thức hoạt động đưa ra sự hướng dẫn về các mối quan hệ, vai trò và trách nhiệm của AMRG trong mối quan hệ với những người ứng phó khẩn cấp tại địa phương và các văn phòng ASEAN và LHQ chịu trách nhiệm về ứng phó trong tình trạng khẩn cấp. “Mục đích của AMRG là để chuẩn bị cho một nhóm quân đội ASEAN nhằm triển khai sự phối hợp nhanh chóng đến các khu vực xảy ra khủng hoảng. Việc tham gia vào AMRG có tính linh hoạt, không ràng buộc và tự nguyện.”

Những hoạt động triển khai quân đội từ nước này sang nước khác có thể giúp những người dân bị ảnh hưởng tiếp cận với “các năng lực cứu người đặc biệt và vô cùng quan trọng mà quân đội mang lại, chẳng hạn như nâng vật nặng, vận chuyển, kỹ thuật, thông tin liên lạc và các hỗ trợ lấp đầy khoảng trống khác”, báo cáo này cho biết.

Tom Abke là một cộng tác viênDIỄN ĐÀNđưa tin từ Singapore.

HÌNH ẢNH: REUTERS

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button