Câu chuyện Nổi bật

Singapore thúc đẩy quan hệ quốc phòng với các quốc gia trong Bộ tứ kim cương

Tom Abke

Các chuyên gia cho biết, sự tái hợp của Đối thoại An ninh Bộ tứ kim cương (Bộ tứ) với tư cách là động lực chính trong địa hình quốc phòng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một tin tức đáng hoan nghênh đối với Singapore, bởi vì quốc đảo này chia sẻ các nguyên tắc chủ chốt của Bộ tứ về tự do hàng hải và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Singapore cũng có những mối quan hệ quốc phòng lâu dài với các quốc gia thành viên Bộ tứ là Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Trong một tuyên bố sau hội nghị thượng đỉnh trực tuyến vào ngày 12 tháng 3 năm 2021, các nhà lãnh đạo của Bộ tứ đã ưu tiên Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc (United Nations Convention on the Law of the Sea – UNCLOS) để làm cơ sở cho “trật tự hàng hải dựa trên luật lệ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông”. Điều này đã gửi một thông điệp rõ ràng đến Bắc Kinh, bên đã đưa ra những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên khu vực rộng lớn mà một tòa án quốc tế đã phán quyết là vi phạm UNCLOS.

“Miễn là lập trường này phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS trong trường hợp này, thì đó sẽ là một tin tốt cho Singapore bất kể quốc gia nào hoặc nhóm quốc gia nào nêu lên lập trường này”, ông Collin Koh, nghiên cứu viên tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore, nói với DIỄN ĐÀN. “Điều này nên tạo ra ấn tượng về sự đảm bảo rằng các cường quốc chính trong khu vực — Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ — ủng hộ UNCLOS”.

Singapore có mối liên kết lâu dài với Bộ tứ. Nước này đã tham gia cùng bốn quốc gia thành viên trong cuộc Tập trận Hải quân Malabar vào năm 2007 và tổ chức hai cuộc họp của Bộ tứ vào năm 2018. Áp lực từ Bắc Kinh đã ngăn Singapore tiếp tục tham gia vào Malabar, ông Koh nói, và có thể khiến chính phủ Singapore không dám liên kết trực tiếp với Bộ tứ.

“Thay vào đó, tôi cho rằng Singapore sẽ tiếp tục chú trọng đến việc xây dựng các cam kết quốc phòng và an ninh song phương với mỗi quốc gia thành viên của Bộ tứ”, ông Koh nói thêm, trong đó những mối quan hệ giữa Singapore và Ấn Độ mang ý nghĩa đặc biệt.

Ông nói: “Ấn Độ được nhìn nhận [bởi Singapore] như một cường quốc thiện chí, một bên có thể đóng góp cho hòa bình và ổn định của khu vực”, đồng thời là “đặc biệt là một đối trọng khả thi để cân bằng với sự trỗi dậy được dự đoán của Trung Quốc, xét đến những điều khó lường xung quanh ý định chiến lược dài hạn của Trung Quốc”.

Những nhận định đó đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Singapore Tiến sĩ Ng Eng Hen nhắc lại tại Hội nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Khu vực Ấn Độ Dương, do Ấn Độ tổ chức vào ngày 4 tháng 2 năm 2021. Ông nhấn mạnh niềm tin của cả hai nước vào việc “duy trì quyền tự do hàng hải và trên vùng trời nước khác trong lĩnh vực hàng hải, các nguyên tắc kiên định đóng vai trò tối quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực”.

Hải quân của cả hai nước hàng năm đều tham gia vào cuộc Tập trận Song phương Hàng hải Singapore-Ấn Độ và các cuộc tập trận ba bên SITMEX với Thái Lan.

Úc đã trở thành đối tác quốc phòng chính của Singapore thông qua việc tổ chức các cuộc tập trận cho lực lượng trên bộ mỗi năm. Nhật Bản và Hoa Kỳ cũng tham gia cùng Singapore trong các hoạt động trao đổi quốc phòng định kỳ bao gồm các cuộc đối thoại, thăm cảng và các sự kiện huấn luyện. Hải quân Úc, Brunei, Nhật Bản, Singapore và Hoa Kỳ cũng đã tham gia vào một hoạt động luyện tập điều khiển tàu theo nhóm, trong hình, vào tháng 8 năm 2020.

Tom Abke là một cộng tác viênDIỄN ĐÀNđưa tin từ Singapore.

 

HÌNH ẢNH: BỘ QUỐC PHÒNG SINGAPORE

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button