Câu chuyện Nổi bật

Chương trình dữ liệu lớn của Trung Quốc xác định những người Duy Ngô Nhĩ bị bắt giam ‘tùy tiện’

Đài Á Châu Tự do (Radio Free Asia, RFA)

Chính quyền ở khu vực tự trị Tân Cương Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc sử dụng một chương trình dữ liệu lớn để “tùy tiện chọn người Thổ Nhĩ Kỳ theo đạo Hồi cho các vụ bắt giữ có thể xảy ra” trong các trại giam dựa trên hành vi hợp pháp, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) cho biết trong một báo cáo được ấn hành vào tháng 12 năm 2020.d

Trong báo cáo, “Trung Quốc: Chương trình Dữ liệu Lớn nhắm vào người Hồi giáo của Tân Cương,” tổ chức theo dõi có trụ sở tại New York này phân tích một danh sách bị rò rỉ gồm có thông tin của hơn 2.000 người bị giam giữ ở quận Aksu do Radio Free Asia cung cấp vào cuối năm 2018.

“Chương trình dữ liệu lớn, Nền tảng Hoạt động Chung Tích hợp (Integrated Joint Operations Platform, IJOP), có vẻ như đã đánh dấu những người trong Danh sách Aksu, sau đó các quan chức đã tiến hành đánh giá những người này và bắt họ đến các trại ‘giáo dục chính trị’ ở Tân Cương,” báo cáo này nêu rõ. (Ảnh: Các dân tộc thiểu số theo đạo Hồi được cho là bị giam giữ tại cơ sở này ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc.)

“Danh sách Aksu cung cấp thêm thông tin về cách mà sự đàn áp tàn bạo của Trung Quốc đối với người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ của Tân Cương đang được đẩy mạnh nhờ vào công nghệ,” bà Maya Wang, một nhà nghiên cứu về Trung Quốc tại Human Rights Watch cho biết.

“Chính phủ Trung Quốc cần đưa ra câu trả lời cho các gia đình của những người trong danh sách: Tại sao họ bị giam giữ, và bây giờ họ đang ở đâu?” bà nói trong một tuyên bố trước khi công bố báo cáo.

Chương trình IJOP được dùng để phục vụ cho mục đích kiểm soát bằng cách tổng hợp dữ liệu về người dân ở Tân Cương và đánh dấu những người mà bị cho là có nguy cơ đe dọa tiềm ẩn rồi báo lại cho các quan chức, theo như bản báo cáo này. “Các quan chức sau đó đánh giá ’thành tích chung’ của các cá nhân này cùng với các nguồn thông tin khác, và đưa một số người đến các trại giáo dục chính trị cũng như các cơ sở khác.”

Human Rights Watch cho biết họ đã dành gần hai năm phân tích danh sách này, tham khảo ý kiến ​của những người Duy Ngô Nhĩ lưu vong đến từ khu vực này và so sánh mã số trên giấy tờ tùy thân với những mã số trên một trang web chính thức có thông tin về những người đã bị đưa vào danh sách đen theo hệ thống tín dụng xã hội của Trung Quốc.

Các phân tích “cho thấy rằng có bằng chứng rõ ràng là đại đa số những người bị hệ thống IJOP đánh dấu thì bị giam giữ cho hành vi hợp pháp, phi bạo lực trong cuộc sống hàng ngày”, báo cáo đã phát hiện.

Theo báo cáo này, trong số các hoạt động mà dẫn đến việc giam giữ, có việc học kinh Quran mà không có sự cho phép của nhà nước, cho phép con cái của mình học kinh Quran, đọc kinh Quran, mặc trang phục tôn giáo hoặc để râu dài, và thực hiện cuộc hành hương hàng năm đến thánh địa Mecca ở Ả Rập Xê Út mà không có sự cho phép của nhà nước.

Người Duy Ngô Nhĩ cũng bị bắt đến các trại vì họ đi đến các quốc gia “nhạy cảm” — bao gồm Afghanistan, Kyrgyzstan, Ả Rập Xê Út và Thổ Nhĩ Kỳ — hoặc các khu vực khác của Tân Cương như Urumqi và Kashgar mà không thông báo cho các quan chức địa phương, tổ chức theo dõi này đã nói thêm.

“Các nền tảng nhằm để phục vụ cho mục đích kiểm soát hoạt động theo kiểu dự đoán thực sự chỉ là một cái lốt ngụy khoa học để chính phủ Trung Quốc biện minh cho sự đàn áp người Thổ Nhĩ Kỳ theo đạo Hồi trên diện rộng,” bà Wang nói. “Chính phủ Trung Quốc cần ngay lập tức đóng IJOP, xóa tất cả các dữ liệu mà nó đã thu thập, và phóng thích tất cả mọi người bị giam giữ một cách tùy tiện ở Tân Cương.”

Có tới 1,8 triệu người Uighurs — khoảng 1 trên 6 người là trưởng thành — và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác được cho là đã bị giam giữ trong một mạng lưới rộng lớn các trại giạm ở Tân Cương kể từ tháng 4 năm 2017, thường do các hành động bị gán cho là “cực đoan.”

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button