Câu chuyện Nổi bật

Úc sẽ tham gia vào các cuộc tập trận hải quân bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ

Reuters

Úc sẽ tham gia vào các cuộc tập trận hải quân bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ, các quốc gia này đã công bố điều này vào cuối tháng 10 năm 2020.

Ấn Độ, quốc gia tổ chức các cuộc tập trận Malabar hàng năm với lực lượng hải quân Nhật Bản và Hoa Kỳ, cho biết họ đồng ý mời Úc tham gia cuộc tập trận vào tháng 11 năm 2020 tại Vịnh Bengal để biểu thị sự hợp tác giữa bốn quốc gia này. (Ảnh: Tàu sân bay USS Nimitz của Hoa Kỳ dẫn đầu một đội tàu của Hải quân Ấn Độ, Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản (Japan Maritime Self-Defense Force) và Hải quân Hoa Kỳ tại Vịnh Bengal trong cuộc tập trận Malabar năm 2017.)

Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết trong một tuyên bố: “Trong khi Ấn Độ nỗ lực để tăng cường sự hợp tác với các quốc gia khác trong lĩnh vực an ninh hàng hải và trong bối cảnh tăng cường sự hợp tác quốc phòng với Úc, cuộc tập trận Malabar 2020 sẽ có sự tham gia của Hải quân Úc”.

Úc sẽ trở lại các cuộc diễn tập chung này sau lần tham gia vào năm 2007, việc đã dẫn đến những chỉ trích từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa- Trung Quốc) vào thời điểm đó. CHND Trung Hoa (Trung Quốc) đã cáo buộc rằng các cuộc tập trận chung tương tự đang gây mất ổn định.

Bộ trưởng Quốc phòng Úc bà Linda Reynolds cho biết, các cuộc tập trận Malabar là một cơ hội quan trọng cho Lực lượng Quốc phòng Úc (Australian Defence Force), và hoạt động này đã thể hiện “sự tin cậy sâu sắc giữa bốn nền dân chủ lớn ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và ý chí chung của các quốc gia này trong việc cùng nhau hợp tác về các lợi ích an ninh chung. ”

Hoa Kỳ đã thúc đẩy hợp tác sâu hơn với Úc, Ấn Độ và Nhật Bản để tạo ra một bức tường thành chống lại sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Bốn quốc gia này thành lập Liên minh Bốn bên (Quad), một liên minh chiến lược không chính thức. Các nhà phân tích cho biết các cuộc tập trận chung sẽ là động thái cụ thể đầu tiên của liên minh này.

Trung Quốc tuyên bố rằng Liên minh Bốn bên là một nỗ lực nhằm kiềm chế sự phát triển của mình.

Quyết định mở rộng các cuộc tập trận của Ấn Độ được đưa ra khi quốc gia này bị kẹt trong một cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc dọc theo đường biên giới ở dãy núi Himalaya tại Đường kiểm soát thực tế (Line of Actual Control).

Ấn Độ nói rằng quân đội Trung Quốc đã xâm nhập sâu vào lãnh thổ của mình ở khu vực phía Tây Himalaya.

Bắc Kinh phủ nhận bất kỳ sự xâm nhập nào và nói rằng Ấn Độ đã xây dựng đường sá và cơ sở hạ tầng khác trong khu vực tranh chấp, gây ra sự đụng độ này.

Quan hệ ngoại giao giữa Úc và Trung Quốc cũng xấu đi vào năm 2020, sau khi Canberra khởi xướng việc kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về đại dịch vi-rút corona, lần đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc. Và Bắc Kinh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại đối với thịt bò và lúa mạch của Úc.

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button