Câu chuyện Nổi bật

Các cảng của Việt Nam có thể có thêm các chuyến thăm từ Hải quân Hoa Kỳ

Joseph Hammond

Một chuyên gia quốc phòng cho rằng, mối lo ngại ngày càng tăng từ phía Việt Nam về căng thẳng ở Biển Đông có thể sớm dẫn đến sự gia tăng các chuyến thăm của Hải quân Hoa Kỳ đến Vịnh Cam Ranh ở phía Đông Nam của quốc gia này, đánh dấu một sự đảo ngược của chính sách đã tồn tại trong nhiều thập kỷ qua.

Chỉ có sáu tàu của Hải quân Hoa Kỳ đã thăm Vịnh Cam Ranh trong một thập kỷ qua.

Nếu Việt Nam cho phép Hải quân Hoa Kỳ hoạt động ở ngoài vịnh, thì Hoa Kỳ “sẽ có vị thế lý tưởng để từ đó thách thức Trung Quốc ở cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, ông Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại Tập đoàn Rand, nói với DIỄN đàn. “Vịnh Cam Ranh có khoảng cách gần hơn bất kỳ căn cứ nào ở Philippines. ”

Cùng với Vịnh Manila, cảng này được coi là một trong những bến cảng tự nhiên lớn ở Đông Nam Á. Trong Chiến tranh với Việt Nam ở những thập niên 1960 và 1970, một căn cứ của Hải quân Hoa Kỳ và một căn cứ của Không quân Hoa Kỳ đã được đặt tại Vịnh Cam Ranh. Hoa Kỳ đã rời khỏi vịnh này vào năm 1972. Cảng là nơi đóng quân của một hạm đội Liên Xô Thái Bình Dương kể từ năm 1980 và sau đó được sử dụng như một căn cứ tàu ngầm và trạm nghe lén của Nga cho đến năm 2002. Ngày nay, đây là nơi đóng trụ sở của Bộ Tư lệnh Vùng 4 của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Năm 2009, Thủ tướng lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố các cơ sở thương mại của cảng này mở cửa cho hải quân nước ngoài, và Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên đến thăm.

Ông Grossman cho biết: “Trong khuôn khổ của chiến lược này, Việt Nam đã mời Hoa Kỳ cùng với hải quân các quốc gia khác, bao gồm Úc, Nhật Bản và Ấn Độ, thực hiện các cuộc viếng thăm cảng tại Vịnh Cam Ranh”. (Ảnh: Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường JS Ariake và JS Setogiri của Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản (Japan Maritime Self-Defense Force) ghé thăm cảng tại Vịnh Cam Ranh, Việt Nam, vào tháng 4 năm 2016.)

Ông nói: ” Điều chắc chắn là, ý định này chủ yếu mang tính biểu tượng, để chứng minh rằng Hà Nội có những đồng minh sẵn sàng và có khả năng hỗ trợ trong khả năng một cuộc xung đột với Bắc Kinh có thể xảy ra.” “Việt Nam hiện đang giữ những hoạt động này ở mức độ biểu tượng, nhưng nếu sự hung hăng của Trung Quốc tăng lên ở Biển Đông, thì quốc gia này có thể tìm đến những cách thức khác, chẳng hạn như tiến hành các cuộc tập trận chung với các lực lượng hải quân này, để đẩy mạnh những thông điệp của mình. ”

Là một phần của việc thể hiện thông điệp đó, Việt Nam đã tham gia vào một hội nghị “Bốn cộng” (Quad-plus) qua video vào tháng 3 năm 2020 để giúp điều phối công tác ứng phó với COVID-19 tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đối thoại An ninh Bốn bên (Quadrilateral Security Dialogue), hay gọi tắt là Bốn bên (Quad), bao gồm Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Hội nghị Bốn cộng còn có New Zealand và Hàn Quốc.

“Việt Nam chắc chắn đang tìm cách kháng cự Trung Quốc ở Biển Đông, nơi có những khu vực rộng lớn mà cả hai quốc gia này đều tuyên bố chủ quyền như quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa,” ông Grossman nói. Hà Nội đánh giá cao quyền tự do hoạt động hàng hải của Hoa Kỳ trong khu vực, ông nói thêm, “bởi vì quyền đó nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và các chuẩn mực hành vi mà Trung Quốc coi thường với lập luận [về lãnh thổ] dựa trên lịch sử của mình. ”

Joseph Hammond là một cộng tác viên của DIỄN ĐÀN đưa tin từ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button