Câu chuyện Nổi bật

Thái Lan ưu tiên đường vòng như đường sắt và đường bộ thay vì ý tưởng kênh đào Kra

Tom Abke

Thái Lan đang cân nhắc việc xây dựng một đường vòng qua đất liền để tiết kiệm thời gian đến eo biển Malacca, cắt ngang eo đất Kra Isthmus ở phía nam đất nước này, bằng cách kết hợp các dự án đường bộ và đường sắt. Phương án xây dựng một con kênh mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) đã thúc ép, dường như ít có khả năng thực thi do các mối lo ngại về chi phí, tác động lên môi trường và khả năng nó có thể bị sát nhập vào kế hoạch Một vành đai, Một con đường (One Belt, One Road, hay OBOR) của Trung Quốc.

Chính phủ Thái Lan đã dành ngân sách khoảng 320.500 đô la Mỹ cho việc nghiên cứu tính khả thi của cả hai phương án, tờ báo Bưu điện Bangkok (Bangkok Post) đưa tin ngày 11 tháng 9 năm 2020. Vào tháng 8 năm 2020, Bộ trưởng Giao thông Thái Lan Saksiam Chidchob ủng hộ phương án đường bộ kết hợp với đường sắt và cho rằng nạo vét một kênh đào qua eo đất, như trong ảnh nền, sẽ gây ra thiệt hại không thể chấp nhận được cho môi trường, theo Bloomberg đưa tin.

Ông Saksiam cho biết, đường vòng này sẽ cắt giảm 1.200 km trên quãng đường bắt buộc để vận chuyển hàng hóa từ biển Andaman đến vịnh Thái Lan. Một cặp cảng biển đã được đề xuất, mỗi cảng ở một cạnh của eo đất, sẽ được kết nối bởi đường vòng dài 100 km này, ông nói thêm.

“Trong những năm qua, nhiều quốc gia nhìn chung đã lên tiếng ủng hộ việc xây một kênh đào, nhưng chưa có quốc gia nào nghiêm túc xem xét việc đầu tư vào dự án đó bởi vì nó không hợp lý về mặt kinh tế”, Ian Storey, một chuyên viên nghiên cứu cao cấp tại Viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore, chia sẻ với DIỄN ĐÀN. “Tại thời điểm suy thoái toàn cầu, việc thực hiện dự án này thậm chí còn ít hợp lý hơn.”

Các nhà hoạch định chiến lược của chính phủ Trung Quốc thấy được giá trị tiềm năng của kênh đào Kra vào đầu những năm 2000 bởi vì kênh đào đó sẽ cho phép tàu chở dầu của Trung Quốc tránh được các trạm kiểm soát ở eo biển Malacca, ông Storey viết trong một bài luận vào tháng 9 năm 2019. Một kênh đào như vậy cũng sẽ cho phép các tàu hải quân của Trung Quốc điều hướng nhanh chóng giữa các căn cứ mới đã được xây dựng ở Biển Đông và Ấn Độ Dương.

Mặc dù kênh đào Kra không nằm trong số các dự án OBOR của Bắc Kinh, ông Storey cho biết, Trung Quốc xem Thái Lan là “một mắt xích quan trọng trong dự án cơ sở hạ tầng toàn cầu trị giá hàng nghìn tỷ đô la của mình” và “liên tục có những tin đồn không có cơ sở rằng Trung Quốc có thể quan tâm đến việc đầu tư vào một đường thủy nhân tạo xuyên qua miền Nam Thái Lan. ”

Công chúng Thái Lan có thể đã mất hứng thú với OBOR, tuy nhiên với một dự án OBOR đáng chú ý nhất ở Thái Lan, một mạng lưới đường sắt tốc độ cao (high-speed rail, HSR), đã bị chậm tiến độ do sự trì hoãn, những bất đồng về ngân sách và các trục trặc trong hoạt động, ông nói.

Ông cho hay: “Trong nước, dự án HSR đã bị chỉ trích nặng nề vì chi phí quá cao, thiếu tính minh bạch và khiến Thái Lan quá phụ thuộc vào Trung Quốc.”

Tom Abke là một cộng tác viên của DIỄN ĐÀN đưa tin từ Singapore.

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button