Câu chuyện Nổi bật

Những cải cách đưa Hàn Quốc trở thành một trong 10 quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm quốc phòng

Felix Kim

Những cải cách đang giúp Hàn Quốc đạt được mục tiêu trở thành một quốc gia xuất khẩu sản phẩm quốc phòng lớn cùng với các nỗ lực của chính phủ nhằm tăng tính minh bạch,chuyên môn và phát triển đã đưa Seoul vào hàng ngũ 10 quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu.

Bộ trưởng Quốc phòng Suh Wook ghi nhận rằng qua 18 tháng “triển khai ở quy mô toàn diện” chương trình Cải cách Quốc phòng 2.0 đã giúp quốc gia này đạt được “R&D [công tác nghiên cứu và phát triển] đầy thách thức và sáng tạo, cơ cấu công nghiệp theo hình thái xuất khẩu và hoạt động kinh doanh quốc phòng đáng tin cậy nhờ vào cải cách. ” Ông Wook đã đưa ra những lời bình luận này tại Hội nghị Cải cách Quốc phòng 2.0 và Đánh giá Công tác Đổi mới và Thúc đẩy Quốc phòng Thông minh (Defense Reform 2.0 and Smart Defense Innovation Promotion Review Conference) do Bộ Quốc phòng Hàn Quốc (Ministry of National Defense, MND) tổ chức trực tuyến vào ngày 28 tháng 9 năm 2020.

MND đã nghiêm trị những hành vi liên quan đến tham nhũng và hối lộ để cải thiện tính minh bạch trong quá trình thu nhận chương trình quốc phòng, nhà phân tích-Tiến sĩ Kim Jae Yeop thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Vành đai Thái Bình Dương (Pacific Rim Institute for Strategic Studies) chia sẻ với DIỄN ĐÀN.

MND đã mở rộng vai trò của khối dân sự trong việc xây dựng chính sách quốc phòng và “giảm bớt đi sự phụ thuộc vào các sĩ quan quân đội đang hoạt động trong quân ngũ”, ông Kim nói thêm, việc này nhằm tăng cường chuyên môn về phía chính phủ khi hướng dẫn cho việc phát triển ngành công nghiệp quốc phòng.

Bằng cách định hướng ngành công nghiệp này để “phát huy công cuộc phát triển nội lực của công nghệ quốc phòng trọng yếu cũng như các vật liệu và thành phần liên quan”, ông giải thích, MND “vừa tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp quốc phòng vừa khắc phục những mặt dễ bị tổn thương và sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. ”

Ông cho biết những hoạt động cải cách này làm giảm đi sự phụ thuộc vào các tập đoàn lớn bằng cách đưa các công ty vừa và nhỏ mà chú trọng vào công nghệ như xe không người lái, trí tuệ nhân tạo và phần mềm dữ liệu lớn cùng tham gia vào quá trình.

Nỗ lực phối hợp này đã giúp đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia xuất khẩu quốc phòng lớn thứ 10 thế giới trong giai đoạn năm năm kể từ năm 2015. Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một thị trường quan trọng với những khách hàng từ Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Thái Lan. Hàn Quốc cũng đã xuất khẩu sang châu Âu, bao gồm các nước Estonia, Phần Lan và Na Uy.

“Các quốc gia này phải đối mặt với các mối đe dọa từ Trung Quốc và Nga,” ông Kim nói, “và họ cần các hệ thống vũ khí đã được chứng minh về mặt kỹ thuật với giá cả phải chăng và thời gian thử thách ngắn. Kết quả là các tàu chiến và pháo tự hành của Hàn Quốc đã được giới thiệu đến các quốc gia đó.”

Ông nói thêm: Là một quốc gia xuất khẩu sản phẩm quốc phòng sang các nước ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Hàn Quốc đặt ra thách thức theo hai phương diện đối với sự hung hãn của Bắc Kinh trong khu vực. Quốc gia này cung cấp một giải pháp thay thế các nhà cung cấp sản phẩm quốc phòng của Trung Quốc và cho phép các quốc gia này ngăn chặn các mối đe dọa từ Bắc Kinh.

Theo tạp chí Tin tức Quốc phòng (Defense News), sản phẩm quốc phòng được xuất khẩu đáng chú ý nhất của Hàn Quốc trong thập kỷ qua là loại súng ngắn tự hành Sấm sét K9 (K9 Thunder) do Công ty Quốc phòng Hanwha (Hanwha Defense Corp.) sản xuất, dòng máy bay huấn luyện và máy bay chiến đấu hạng nhẹ KAI T-50 Golden Eagle, trong ảnh.

Felix Kim là một cộng tác viên của DIỄN ĐÀN đưa tin từ Seoul, Hàn Quốc.

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button