Chuyên mụcHồ sơ Nhà lãnh đạo Nổi bật

Góc nhìn Thái Bình Dương từ New Zealand

Nhân viên của DIỄN ĐÀN

Bên lề Hội nghị chuyên đề và Triển lãm Lực lượng Trên bộ ở Thái Bình Dương (LANPAC) hồi tháng 5 năm 2019, Clive Douglas -Chuẩn úy Bậc 1 của Quân đội New Zealand đã cùng ngồi chia sẻ với FORUM về góc nhìn từ New Zealand. Anh trao đổi về tầm nhìn của Tư lệnh Lục Quân New Zealand sau năm 2025, những đóng góp cho chương trình “Lộ trình Thái Bình Dương” (Pacific Pathways) và cách mà những giá trị của Quân đội New Zealand – lòng dũng cảm, sự cam kết, tình đồng chí và sự chính trực – định hình các mối quan hệ hợp tác cũng như các chương trình huấn luyện binh sĩ trên khắp Thái Bình Dương và những vùng đất khác  

DIỄN ĐÀN: Là một chuẩn úy và đã từng phục vụ với tư cách thượng sĩ, xin anh hãy mô tả các nhiệm vụ của mình trong Quân đội New Zealand.

DOUGLAS: Tôi trực thuộc đội hành chính của Tư lệnh Lục quân với tư cách là một binh sĩ cấp cao. Tôi đưa ra tư vấn cấp cao cho ông, nhưng một mảng quan trọng khác là tôi đại diện cho góc nhìn của các binh sĩ cũng như gia đình họ. Nhưng không chỉ có vậy. Mà còn bao gồm cả các sĩ quan và các nhà thầu dân sự. Tôi là một phần của ban lãnh đạo quân đội và mang tới quan điểm của binh sĩ về các quyết định chiến lược mà ban lãnh đạo đưa ra cho tương lai. Tôi đã làm việc ở vị trí này hơn hai năm và còn khoảng một năm nữa. Khi trở thành Thượng sĩ Lục quân (SMA) tôi đã luôn có một kế hoạch, và đó là một phần của lý do mà tôi đã được chọn. Một phần của kế hoạch đó là tập trung vào đào tạo cho binh sĩ, những lộ trình học tập và sự nghiệp giúp nâng cao các đường hướng không phổ biến mà có thể giúp bồi dưỡng một Thường vụ Lục Quân tương lai, với tất cả thế mạnh như vậy. Tôi đã kí kết thành công một chính sách đào tạo cho các binh sĩ và sĩ quan của chúng tôi, đồng thời cũng đang soạn thảo một chính sách xoay quanh lộ trình học tập và sự nghiệp của họ. 

DIỄN ĐÀN: Anh nhập ngũ năm 1985. Hãy mô tả sự tiến triển của Quân đội New Zealand mà anh đã chứng kiến trong suốt hơn 30 năm qua.

DOUGLAS: Khi tôi nhập ngũ, quân đội của chúng tôi gồm hai tiểu đoàn, và đến giờ vẫn vậy, nhưng một tiểu đoàn lúc đó đang ở Singapore, kể từ năm 1957 trong suốt thời kỳ Tình trạng khẩn cấp Malaya. Nếu nhìn vào trang thiết bị, những gì tôi chứng kiến là quá trình chuyển tiếp và biến đổi của binh sĩ bộ binh, từ việc chỉ cầm theo la bàn, súng trường, cho đến giờ là các hệ thống thông tin liên lạc tích hợp. Chúng tôi từng có analog, và giờ một trong những chương trình chuyển đổi quan trọng là số hoá quân đội, các hệ thống C2 – các hệ thống chỉ huy và điều khiển nhiệm vụ của chúng tôi. Bạn thấy cách chúng tôi liên lạc trước đây, và bây giờ kể cả binh sĩ ở cấp thấp nhất của chúng tôi cũng có màn hình và tất cả các công nghệ kèm theo, đó quả là một sự thay đổi lớn đáng kể. 

Trung uý Quân đội New Zealand Matthew Wall tham dự khoá huấn luyện thiện xạ chiến đấu tại Doanh trại Taji, Irag vào tháng 7 năm 2019. HẠ SĨ TAMARA CUMMINGS – CỤC DỰ TRỮ QUÂN ĐỘI HOA KỲ

DIỄN ĐÀN: Một số đặc điểm độc đáo trong cách binh sĩ được huấn luyện ở New Zealand so với các thành phần quân đội nước khác là gì?

DOUGLAS: Tôi nghĩ rằng việc huấn luyện là rất giống nhau, nhưng cái chúng tôi tập trung vào là các kỹ năng cá nhân. Di chuyển, bắn súng, liên lạc, giảm nhẹ và “Người lính là ưu tiên hàng đầu” – tương tự như Hoa Kỳ. Nhưng với mỗi chuyên môn nghiệp vụ quân sự (MOS), chúng tôi đào tạo những thứ phổ biến. Vì quân đội chúng tôi nhỏ, nên chúng tôi có thể làm được như vậy. Tất cả đều đi học một khoá học vũ trang. Qua khóa học, họ đạt được các kĩ năng “Người lính là ưu tiên hàng đầu”, bởi tất cả đều được học theo cùng một giáo trình. Trong MOS của bạn, bạn sẽ học khoá học nghề của mình, vốn được xây dựng hoàn toàn xoay quanh nghề của bạn. Và rồi bạn kết hợp nó với việc tập trận với đối tác ở nước ngoài để triển khai dàn quân. Khi bạn xây dựng được một chu trình liên tục trọn vẹn, bạn có được một người lính giỏi toàn diện. 

DIỄN ĐÀN: Xin anh nói về Pacific Pathways và vai trò của Quân đội New Zealand trong quá khứ, cùng với dự đoán của anh về vai trò đó sau này khi chương trình Pacific Pathways 2.0 được ra mắt.

DOUGLAS: Úc và New Zealand có hiểu biết về Thái Bình Dương, vì vậy cho các đối tác khác muốn tham gia trong khu vực này, họ đang tận dụng những việc chúng tôi đang làm. Và đó chắc chắn là cách mà Hoa Kỳ muốn tiến hành. Chương trình này tìm kiếm các cơ hội gửi gắm một vài binh sĩ Úc, New Zealand và Hoa Kỳ, sau đó xây dựng một nhóm huấn luyện di động để đưa các đối tác quan trọng của chúng tôi vào vùng Thái Bình Dương và hội nhập. Ở khía cạnh khác, chúng tôi có các sĩ quan chuyên về kĩ thuật, các thượng sĩ đang đóng quân tại Fiji, Tonga và cả Vanuatu. Phía Úc cũng vậy. Điều này mang lại cho chúng tôi kiến thức về quốc gia đó cũng như mối quan hệ mật thiết. Nếu chúng tôi muốn tiến hành ở một nơi khác, với một quốc gia khác có quan hệ bền chặt với Hoa Kỳ, chúng tôi cũng sẽ làm tương tự và tận dụng những hoạt động Hoa Kỳ đang làm. Tôi nhìn nhận phiên bản 2.0 giúp củng cố những kết quả chúng tôi đã đạt được và tìm kiếm các cơ hội lớn hơn. Tôi có thể nói rằng điều then chốt cho tất cả quốc gia là bạn phải hỏi quốc gia bạn sắp giúp đỡ điều họ muốn là gì. Chìa khoá ở đây là không áp đặt những gì chúng ta cho rằng đó là điều họ muốn.

DIỄN ĐÀN: New Zealand xem Micronesia và Polynesia là sân sau của mình. Quân đội New Zealand có những chương trình huấn luyện và quan hệ hợp tác nào khác với các đảo quốc láng giềng ở Thái Bình Dương?

DOUGLAS: Từ góc nhìn của một hạ sĩ quan (NCO), các sĩ quan và các hạ sĩ quan cùng tham gia vào các khoá học của chúng tôi, nhờ đó họ chia sẻ chung một trải nghiệm. Gửi những nhóm huấn luyện di động đến những quốc gia đó dựa trên những điều họ mong muốn được huấn luyện, đó mới là mối quan hệ giữa con người với nhau. Ở cấp chiến lược, và cấp độ của tôi, đó là đạt được những mối quan hệ chặt chẽ trong khu vực. Đó là xích lại gần nhau, trò chuyện và tới thăm quê hương của nhau. Đó là đặt tầm nhìn của chúng tôi vào tương lai và tận dụng những hoạt động chúng tôi đang làm tại Lực lượng trên bộ Thái Bình Dương LANPAC cũng như tại Hội nghị Chỉ huy các Quân đội Thái Bình Dương (PACC) và Hội thảo chuyên đề Quản lý các Quân đội Thái Bình Dương (PAMS). Bạn có thể thảo luận trước, nhưng điểm then chốt ở đây là cách chúng ta biến nó thành hành động. 

Tư lệnh Lục quân, Thiếu tướng John Boswell duyệt các binh sĩ mới từ Lực lượng Tuyển quân Chính quy 395 tại Doanh trại Waiouru. QUÂN ĐỘI NEW ZEALAND

DIỄN ĐÀN: Là một lực lượng quân đội nhỏ hơn trong khu vực, New Zealand có những cách thức nào để thúc đẩy các đối tác và đồng mình nhằm tối đa hoá những đóng góp của quân đội xứ Kiwi?

DOUGLAS: Một trong những thế mạnh của quân đội của chúng tôi là văn hoá và việc mang văn hoá bản địa của người Maori hòa nhập vào cùng tất cả các nhóm dân tộc khác trong lực lượng của mình. Chúng tôi hiểu về người Polynesia và Micronesia, nhờ tận dụng văn hoá của chúng tôi,và đó là quyền lực mềm để tiếp cận và tạo ảnh hưởng nhằm thấu hiểu nhu cầu của họ. Một mảng khác là bộ khung lãnh đạo. Một ví dụ là Papua New Guinea đã lấy bộ khung của chúng tôi và chuyển hoá nó thành phiên bản của chính họ. Chúng tôi giới thiệu cho họ bộ khung của mình, rồi họ đến New Zealand tham gia một số chương trình của chúng tôi, sau đó quay trở lại đất nước họ và biến nó thành của riêng mình. Fiji cũng rất quan tâm, và Tonga cũng vậy. Khi chúng tôi làm những việc này, chúng tôi không có nguồn tiền dồi dào như nước Úc, nhưng những gì chúng tôi có là tận dụng sức mạnh con người và biến thành sức mạnh quân đội.

DIỄN ĐÀN: Các cuộc tấn công khủng bố tiếp tục diễn ra ở những địa điểm mới không ngờ tới, bao gồm cả Christchurch vào tháng 3 năm 2019. Vụ việc đó đã định hình một số nỗ lực chống khủng bố ở New Zealand như thế nào, và nó cũng có tác động ra sao lên nỗ lực chống khủng bố của quân đội?

DOUGLAS: Đó không phải là lĩnh vực chuyên môn của tôi, bởi việc đó là do lực lượng cảnh sát chịu trách nhiệm. Nhưng tôi muốn nói rằng quân đội đã hỗ trợ cho một cơ quan dân sự, mà ở đây là cảnh sát. Về khía cạnh: Nó có thay đổi New Zealand không? Tôi phải nói rằng chúng tôi chưa từng nghĩ rằng một việc như thế lại có thể xảy ra ở New Zealand, và cái cách nó xảy ra đã đưa đất nước chúng tôi xích lại gần nhau hơn, và cụ thể là trong việc hỗ trợ cộng đồng Hồi giáo. Người dân New Zealand đã nỗ lực rất nhiều để hướng tới cộng đồng này. Và thủ tướng của chúng tôi đã cho thế giới thấy cách một nhà lãnh đạo đưa cả quốc gia vượt qua một sự kiện bi thảm như thế nào. Xét về khả năng ứng phó với các vấn đề hay mối đe doạ an ninh, chúng tôi luôn sẵn sàng.

DIỄN ĐÀN: Cuối cùng, anh đang tham gia vào các ban hội thẩm trong suốt LANPAC để thảo luận về hiện đại hoá và nhu cầu đảm bảo các nguyên tắc cơ bản luôn là ưu tiên trong việc huấn luyện binh sĩ. Xin anh hãy nói đôi chút về điểm này và chia sẻ tầm nhìn của anh về quân đội trong tương lai.

DOUGLAS: Câu hỏi hay. Tầm nhìn của Tư lệnh Lục quân của chúng tôi trong nhiệm kỳ này xoay quanh việc xây dựng một lực lượng nhanh nhạy, thích ứng cao, chiến đấu hạng nhẹ và hiện đại. Đối với quân đội, nhìn xa hơn năm 2025, chúng tôi sẽ xây dựng cái mà chúng tôi gọi là “Người lính thông minh” [Các nỗ lực cho “Người lính thông minh” của quân đội bao gồm cung cấp các khóa đào tạo quân sự chuyện nghiệp cho các quân nhân; chính thức hoá quy trình xin tài trợ cho việc học tập; phát triển các lộ trình học toán và ngôn ngữ; và tận dụng tài năng của binh sĩ). Đến năm 2025, chúng tôi sẽ được kết nối số hoá hoàn toàn. Tôi chứng kiến lực lượng của chúng tôi phát triển về nhân lực và có khả năng tương tác với các đối tác chính. Việc New Zealand có thể cung cấp các khả năng chuyên biệt sẽ củng
cố trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và các ưu tiên về an ninh quốc gia của chính phủ chúng tôi.

DIỄN ĐÀN: Sau cùng, anh có điều gì muốn chia sẻ với các quốc gia đối tác về những việc Quân đội New Zealand đang làm không?

DOUGLAS: Tôi nghĩ trong tương lai, câu hỏi trước cùng với câu hỏi này, chính các mối quan hệ và sự hợp tác bền chặt sẽ cho phép chúng ta làm việc cùng nhau trong một thế giới phức tạp mà ta đang sống. Chính thông qua những hoạt động này [như LANPAC] và các cuộc tập trận, ngay cả khi chúng ta dàn quân, điều đó sẽ giúp các mối quan hệ phát triển và giúp con người thấu hiểu năng lực của nhau, và điều đó sẽ giúp chúng ta tiến lên phía trước.  

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button