Chuyên mụcChuyên mục Đổi mới

Bộ ba Trung thành

Năng lực răn đe chiến lược hạt nhân được kéo dài để bảo vệ Hoa Kỳ và các đồng minh

Nhân viên của DIỄN ĐÀN

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đã phát triển cấu trúc chiến lược cho bộ ba hạt nhân của mình. Kết cấu lực lượng quân sự gồm ba mũi nhọn kết hợp giữa hệ thống tên lửa và máy bay ném bom của Bộ Tư lệnh Không quân Chiến lược Hoa Kỳ, cùng với hạm đội tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Hải quân Hoa Kỳ. Khi Bộ Chỉ huy Chiến lược Hoa Kỳ (USSTRATCOM) được đưa vào hoạt động vào tháng 6 năm 1992, sứ mệnh chính của bộ này đã trở thành công tác quản lý diễn ra hàng ngày và sự sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi năng lực này.

Được phát triển trong một thế kỷ qua, khái niệm chiến lược này tiếp tục phục vụ đất nước ta và các đồng minh trong vai trò là một biện pháp răn đe chủ động chống lại các cuộc tấn công hạt nhân. Một loạt các sự kiện phối hợp được diễn ra từ ngày 3 đến ngày 14 tháng
2 năm 2020 đã chứng thực được sức mạnh của bộ ba hạt nhân Hoa Kỳ và cũng chứng minh các phương pháp thử nghiệm là có trách nhiệm.

Những sự kiện này bao gồm chuyến bay của lực lượng đặc nhiệm ném bom trên máy bay ném bom B-52H Stratofortress, cùng cuộc thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo không vũ trang liên lục địa (ICBM) và hai tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM). Các hệ thống vũ khí được sử dụng trong màn trình diễn này bắt nguồn từ kỷ nguyên Chiến tranh lạnh và đã được đưa vào sử dụng từ những năm 1960 đến những năm 1980.

Máy bay ném bom thế hệ tiếp theo B-21 Raider qua nét vẽ của nghệ sĩ
KHÔNG QUÂN HOA KỲ

Trong chuyến thăm Cơ sở Chỉ huy và Kiểm soát của USSTRATCOM, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sứ mệnh của USSTRATCOM. “Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là đảm bảo chúng ta có một biện pháp răn đe chiến lược an toàn, bảo mật, hiệu quả và đáng tin cậy.”, Ông Esper nói. “Điều đó có nghĩa là tất cả các chân kiềng trong bộ ba này, chỉ huy, kiểm soát và thông tin liên lạc hạt nhân với một mệnh lệnh rất hiệu quả dưới sự lãnh đạo của một vị tư lệnh rất hùng mạnh.”

Khả năng đứng vững của biện pháp răn đe hạt nhân của Hoa Kỳ đòi hỏi sự hợp tác nhuần nhuyễn giữa nhiều bộ phận nhằm đáp ứng các mục tiêu an ninh quốc gia. Điều quan trọng nhất trong sứ mệnh này là tất cả các chuyên gia- tình nguyện viên, người mà duy trì và sử dụng những năng lực này hàng ngày.

Trận hải chiến năm 1588 giữa Tây Ban Nha và Anh đã minh hoạ được giá trị của việc đội ngũ nhân sự được chuẩn bị và đào tạo kĩ lưỡng. Đội quân Tây Ban Nha có quy mô lớn hơn nhiều đã thất bại trước một hạm đội Anh được huấn luyện tốt hơn. Yếu tố then chốt trong chiến thắng này là phía Anh đã luôn giữ hạm đội của mình trong trạng thái được huấn luyện và sẵn sàng trong lúc đó có các con tàu liên tục tuần tra trên biển. Các thuỷ thủ Anh rất sắc bén và sẵn sàng trước mọi điều đại dương và kẻ thù có thể mang tới.

USSTRATCOM duy trì nguyên tắc vượt thời gian của việc huấn luyện liên tục và sự sẵn sàng thông qua việc thử nghiệm hệ thống vũ khí, các cuộc tập trận định kỳ và việc triển khai hoạt động bộ ba hạt nhân.

Việc đảm bảo phần cứng và phần mềm của các hệ thống vũ khí luôn sẵn sàng vận hành theo yêu cầu là mảnh ghép thứ hai trong việc duy trì thế trận răn đe. Một đội ngũ nhân sự tận tuỵ cho công tác bảo trì giúp bảo đảm máy bay, tên lửa, tàu ngầm, các đạn dược liên quan và những năng lực chỉ huy và điều khiển đi kèm khác luôn đạt được hiệu suất cao nhất trong trường hợp cần hành động. Việc này bắt đầu từ các đơn vị thực địa và được hỗ trợ bởi đội ngũ bảo trì ở cấp kho, đơn vị mà dọn dẹp và tân trang chuyên sâu trong các chu kỳ kéo dài nhiều năm. Máy bay ném bom chiến lược B-52, linh hồn của các hệ thống vũ khí răn đe hạt nhân, là một kiểu mẫu của việc bảo dưỡng và tân trang có kỉ luật nghiêm ngặt này. Máy bay B-52H luôn được duy trì trong tình trạng hiện đại nhất thông qua nhiều lần nâng cấp hệ thống và cải tiến cấu trúc. Đây là một phần của Chương trình Nâng cao Tuổi thọ Dịch vụ (SLEP), chương trình đã giúp các máy bay cổ điển từ thập niên 1960 vẫn có thể vận hành tới tận thập niên 2050.

Bộ trưởng Quốc phòng Mark T. Esper lắng nghe báo cáo tóm tắt tại Bộ Chỉ huy Chiến lược trong buổi họp chuẩn bị cho chỉ huy tầng tác chiến tại Căn cứ Không quân Offutt, Nebraska.
TRUNG SĨ NHẤT IAN HOACHLANDER/KHÔNG QUÂN HOA KỲ

Mũi nhọn máy bay ném bom có người lái của bộ ba hạt nhân được đưa vào sử dụng từ Thế chiến thứ hai và có hai sự lựa chọn: B-52H Stratofortress và B-2 Spririt, mà đã được đưa vào sử dụng từ đầu những năm 1990. Tập đoàn Northrop Grumman đang phát triển máy bay ném bom thế hệ tiếp theo B-21 Raider. Sử dụng thiết kế và kinh nghiệm hoạt động của B-2 cùng với các công nghệ đang phát triển, B-21 dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2025.

Các ICBM là mũi nhọn thứ hai của bộ ba hạt nhân. Lực lượng ICBM gồm có các tên lửa LGM-30G Minuteman III đã đi vào hoạt động năm 1970. Tương tự như B-52H, chúng đã được bảo trì qua một loạt các SLEP để đảm bảo tính hiệu quả cho đến giữa thế kỷ 21. Một phương án thay thế cho Minuteman III đang được phát triển bởi hệ thống hàng không vũ trụ Northrop Grumman theo chương trình răn đe chiến lược trên mặt đất (GBSD) và dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng năm 2029. Nỗ lực phát triển và mua lại GBSD thể hiện công cuộc tái cấp vốn đáng kể cho năng lực hoàn thiện của ICBM.

Mũi nhọn thứ ba của bộ ba hạt nhân là hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN). Các tàu SSBN lớp Ohio được đưa vào sử dụng năm 1981 và bắn các tên lửa Trident II D-5 SLBM. Một phương án thay thế SSBN đang được phát triển bởi Electric Boat và Newport News Shipbuilding. Lớp Columbia được dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2031 và sẽ bắn tên lửa Trident II D-5theo chương trình kéo dài tuổi thọ SLBM để giảm bớt rủi ro cho chương trình thay thế.

Mỗi mũi nhọn trong bộ ba hạt nhân cùng với hệ thống thần kinh chỉ huy, kiểm soát và thông tin liên lạc hạt nhân hỗ trợ (NC3) đã được hồi sinh và sắp xếp để cải tổ cho thế hệ tiếp theo. Một thành phần của việc cải tổ NC3 là thế hệ tiếp theo Milstar, một phiên bản nâng cấp đáng kể cho năng lực giao tiếp giữa chỉ huy với các lực lượng hạt nhân trên thực địa. Vào tháng 12 năm 2019, USSTRATCOM đã chuyển giao việc quản lý hàng ngày của lực lượng hạt nhân Hoa Kỳ cho một cơ sở chỉ huy và kiểm soát hiện đại bậc nhất, đã được xây dựng từ rất nhiều bài học kế thừa từ Trung tâm Hoạt động Toàn cầu, vốn đã được mở dưới sự bảo trợ của Bộ tư lệnh Không quân Chiến lược. 

Mặc dù được ra đời trong Chiến tranh lạnh, bộ ba hạt nhân của Hoa Kỳ vẫn là biện pháp răn đe cần thiết để ngăn chặn những hành động gây ra thảm khốc của các đối thủ trong thế kỷ 21. Hoa Kỳ duy trì và huấn luyện lực lượng bộ ba hạt nhân, cũng như tiếp tục phát triển công nghệ và hệ thống để giữ cho năng lực quan trọng này luôn đứng vững, sẵn sàng và thích hợp cho việc đảm bảo an ninh quốc gia trong tương lai.

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button